Các mạng di động sử dụng AI_kết quả bóng đá vô địch quốc gia nhật
Tiếp nối sau Galaxy AI của Samsung và Gemini AI của Google,ácmạngdiđộngsửdụkết quả bóng đá vô địch quốc gia nhật Apple công bố sẽ bổ sung trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ điều hành của điện thoại. Được gọi là Apple Intelligence, và nó cũng sẽ được tích hợp vào chatbot Siri của điện thoại, nhằm làm cho chúng trở nên dễ sử dụng và đưa ra phản hồi nhanh hơn; góp phần biến Siri thành một trợ lý cá nhân.
Việc tăng cường sử dụng AI này có nghĩa là điện thoại sẽ thực hiện nhiều thuật toán hơn, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tạo ra và sử dụng nhiều dữ liệu hơn. Điều này đặt ra nhiều áp lực lên các mạng di động, như O2, EE, Vodafone và Three của Vương quốc Anh.
Để vượt qua tình cảnh này, các công ty viễn thông cũng dần đưa AI vào sử dụng. Ian Fogg - Giám đốc đổi mới mạng tại công ty tư vấn nghiên cứu CCS Insight - cho biết: “Các nhà mạng đang sử dụng AI để quản lý tần số vô tuyến một cách linh hoạt, từ đó cung cấp mức dịch vụ tối ưu, đồng thời để quản lý các cột sóng, ví dụ, để chúng sử dụng ít năng lượng hơn vào những thời điểm lượng truy cập thấp”.
Việc tăng cường sử dụng AI để hỗ trợ các mạng di động hiện nay đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Tại Hàn Quốc, Korea Telecom hiện có thể định vị và khắc phục sự cố trong vòng một phút, nhờ vào hệ thống giám sát mạng lưới AI, theo Alex Sinclair - giám đốc công nghệ của GSMA - tổ chức đại diện cho các nhà mạng di động toàn cầu.
Trong khi đó, AT&T tại Mỹ đang sử dụng các thuật toán AI dự đoán được đào tạo trên hàng nghìn tỷ cảnh báo mạng trước đó để cảnh báo khi có sự cố sắp xảy ra.
Các nhà mạng khác, như Vodafone, đang sử dụng các "bản sao kỹ thuật số" AI - các bản sao kỹ thuật số ảo của thiết bị ngoài đời, chẳng hạn như cột sóng và ăng-ten - để liên tục theo dõi hoạt động mạng của họ. AI cũng đang được sử dụng để quản lý cách các trung tâm dữ liệu ngày càng lớn sử dụng năng lượng để giữ cho các máy chủ mát mẻ và tối ưu hóa dung lượng lưu trữ.
Thời kì bùng nổ dữ liệu được tạo ra do nhu cầu sử dụng AI ngày một tăng là một lý do khác khiến các công ty viễn thông trên toàn thế giới tiếp tục đầu tư vào các mạng di động 5G Standalone. Các mạng này sử dụng cơ sở hạ tầng 5G chuyên dụng mới thay vì dựa vào việc nâng cấp hệ thống 4G đã cũ kém hiệu quả hơn. 5G Standalone cung cấp tốc độ truy cập và dung lượng cao hơn nhiều. Nhưng một số chuyên gia tin rằng ngay cả công nghệ cao cấp này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của kỷ nguyên AI.
Khách hàng di động thường chỉ chú ý đến dịch vụ mạng khi có sự cố xảy ra, tuy nhiên họ sẽ ghi nhớ rõ hơn nhiều khi mức độ dịch vụ khách hàng kém; điều này gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, ngành công nghiệp này hy vọng AI có thể cải thiện dịch vụ tương tác và phản hồi khách hàng.
Ví dụ, Liên minh AI Toàn cầu Telco - một liên doanh được thành lập bởi Deutsche Telekom, Singtel, Softbank và SK Telecom với 1,3 tỷ khách hàng trên 50 quốc gia - nhằm phát triển một chatbot AI đặc biệt dành riêng cho ngành viễn thông và loại câu hỏi mà khách hàng thường hỏi. Chatbot được đào tạo đặc biệt này sẽ có thể xử lý hầu hết các câu hỏi cơ bản từ khách hàng, giúp nhân viên trung tâm cuộc gọi tập trung vào các trường hợp phức tạp hơn, các nhà sáng lập Liên minh hy vọng.
“Chúng tôi xem AI chủ yếu như một trợ lý ảo cho con người” - Scott Petty - Giám đốc công nghệ của Vodafone cho biết. “Chúng tôi đã chứng kiến việc AI giúp “giải phóng thời gian” của nhân viên Vodafone khỏi các công việc thủ công tẻ nhạt, lặp đi lặp lại, cho phép họ tập trung vào các hoạt động sáng tạo hơn có lợi cho khách hàng và toàn ngành. AI cũng giúp các nhân viên phục vụ khách hàng có thời gian để xử lý các trường hợp phức tạp hơn”.
Ian Fogg của CCS Insight chia sẻ: “AI đã xuất hiện trong ngành trong một vài năm gần đây, nó được sử dụng cho các nhiệm vụ chuyên biệt trong dịch vụ viễn thông. Nhưng bây giờ nó đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hơn như mạng, thiết bị, phần mềm; đến mức mọi công cụ chúng ta sử dụng bây giờ đều có thể được cải tiến. AI có tiềm năng làm cho các mạng lưới xanh hơn, giúp thế giới vận hành hiệu quả hơn”.
(Theo BBC)