Chị Yên bị cao huyết áp từ khi mang thai con trai đầu lòng,ếnthượngthậngâycaohuyếtáinter vs bologna được bác sĩ theo dõi sát sao nên may mắn thai kỳ an toàn, sinh con thành công. 7 năm qua, chị uống nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả, huyết áp luôn dao động 140-160/80 mmHg, cao hơn mức bình thường 120/80 mmHg. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai phụ và thai nhi nên vợ chồng chị chưa dám sinh thêm con. Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán tăng huyết áp vô căn.
Ngày 28/11, ThS.BS.CKII Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết kết quả xét nghiệm ghi nhận mức kali trong máu của chị Yên chỉ còn 2,1 mmol/l (bình thường là 3,5-5 mmol/l). Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính vùng bụng cho thấy vỏ tuyến thượng thận trái có một khối u, kích thước 13 mm.
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ, hình tam giác, nằm ngay bên trên thận. Khi xuất hiện khối u, tuyến này tăng cường tiết ra một loại hormone gọi là aldosteron. Hormone làm tăng giữ natri và đào thải kali khỏi máu. "Tăng aldosteron và kali máu giảm quá mức là nguyên nhân khiến người bệnh tăng huyết áp, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ", bác sĩ Trúc nói, thêm rằng phần lớn u tuyến thượng thận lành tính, giống trường hợp chị Yên.