TheáttriểncôngnghiệphỗtrợCầnnhữngchínhsáchthiếtthựchơlich dau hom nayo con số thống kê chưa chínhthức, Việt Nam chỉ có khoảng 2.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (DN CNHT),trên địa bàn Bình Dương chỉ khoảng vài trăm DN. Để phát triển công nghiệp bền vững,cần có thêm những chính sách thiết thực để thúc đẩy CNHT mạnh hơn.
Thực trạng khó khăn
Các ngành dệt may, da giày, cơkhí, điện tử, chế biến gỗ phát triển mạnh ở Bình Dương, đóng góp lớn trongtăng trưởng kinh tế, cũng như giải quyết việc làm. Để phục vụ sự phát triển củacác ngành này, trên địa bàn đã hình thành các ngành sản xuất nguyênphụliệu. Song nhìn chung, số DN CNHT ở Bình Dương còn ít ỏi, nhỏ lẻ. Tronglĩnh vực dệt may, DN CNHT chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số DN, trong ngành dagiày là 20%... Trên thực tế hàng ngàn DN sản xuất, xuất khẩu (SXXK) vẫn sử dụngnguyên phụ liệu nhập khẩu là chủ yếu.
Bình Dương có ngành da giày pháttriển mạnh nhưng công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong ảnh: Sảnxuất giày xuất khẩu tại tập đoàn TBS Ảnh:B.ANH
Để giảm dần việc phụ thuộc vào nướcngoài, Chính phủ đãban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành CNHT. Theo Quyết địnhsố 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đếnnăm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Trung ương giao nhiệm vụ cho Bình Dương pháttriển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may và da giày, hình thành khu CNHTcho việc SX động cơ ô tô, phát triển khu, cụm CNHT cơ khí.
Để thực hiện chỉ đạo của Bộ Côngthương và Chính phủ, Sở Công thương đãxây dựng Đề án định hướng phát triển cácngành CNHT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ở 5 nhóm ngành: dệt may, da giày,cơ khíchếtạo, điện tửtin học, chếbiến gỗ. Đề án này đãđược UBND tỉnhthông qua vào cuối năm 2011 với các nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tưvàcông nghệ, phát triển nguồn nhân lực, liên kết giữa SX và tiêu thụ các sảnphẩm của ngành CNHT, chống ô nhiễm môi trường, cơ chế phối hợp giữa Bình Dươngvà vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo đề án này, tỉnh đãthành lậpHội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT và tích cực xúc tiến kêu gọi đầu tư.Theo ông Trần Văn Rạng, PhóGiám đốc Sở Công thương: “Đến nay Hội đồng thẩm địnhvẫn chưa thẩm định, hỗ trợ được dự án nào. Một phần do các DN CNHT đãthành lậptrước đó, một phần do các DN nằm trong các KCN, chúng tôi không nắm hết được…”.
Cần một “cú hích”
Dù đãcónhiều chính sách hỗ trợngành CNHT, nhưng 2 năm qua, Bình Dương thực sự vẫn chưa cóDN nào được thụ hưởngnhững chính sách ưu đãi. Nhằm đồng hành, tháo gỡ khókhăn, hỗ trợ thị trường choDN, UBND tỉnh, các ngành chức năng đãtổ chức nhiều buổi đối thoại với DN. Quađó, hầu hết các DN vừa và nhỏ ngành CNHT cho biết họđang gặp rất nhiều khókhăn.Nếu không đầu tư máy móc công nghệ mới, quy trình SX mới như áp dụng các hệ thốngQLCL ISO9001 hay ISO14001 thì không thể SX ra được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu,DN sẽ không cóchỗ đứng trên thị trường và đương nhiên sẽ phá sản. Mặt khác, DNphải vay ngân hàng để đầu tư nhà máy, quy trình SX hiện đại, SX tốt, cóthị trường,nhưng lại “chết” vì lãi suất quá cao. Qua thực tế ở các nước phát triển, DNCNHT phát triển theo từng mảng ngành mới phát huy được tính tích cực và cóhiệuquả.
Các DN CNHT, đặc biệt DN vừa vànhỏ kiến nghị Chính phủ cần cónhững chính sách hữu hiệu, nhằm thúc đẩy CNHTphát triển, như cấp tài chính trực tiếp, nhất là những DN hiện nay đãđầu tư SXvà đang phải gánh một khoản nợ ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Bên cạnhđólà các chính sách nhằm tạo điều kiện cho DN mở rộng quy mô nhà xưởng, đầu tưcông nghệ, tiếp cận nghiên cứu khoa học, đào tạo tay nghề chất lượng cao, hợptác quốc tế về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại qua các hội chợtriển lãm, hội nghị giao thương… Đặc biệt là cần phải sửa vốn điều lệ hay vốn tựcócủa DN mới quyết định DN đólà DN vừa và nhỏ hay không. Nếu định nghĩa về tổngtài sản mà tính cả vốn vay như trên thì nhiều DN vừa và nhỏ thực sự sẽ không đượcthụ hưởng chính sách. Trước mắt cần giảm thuế VAT cho DN, điều này sẽ tác độngtrực tiếp đến giá bán ra và tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa cho DN.
Thời gian không còn nhiều, kinh tếhội nhập hoàn toàn đang đến gần, đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn,đồng thời việc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, song xuất phát điểm của nền CNHT ởBình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung lại hết sức non yếu. Để công nghiệpBình Dương cóthể tự đứng trên chính đôi chân của mình, giảm dần sự lệ thuộc vàonhập khẩu, tiến đến đạt chuẩn tỉnh công nghiệp, góp phần xây dựng Việt Namthành nước cócông nghiệp phát triển, cần lắm một sự hỗ trợ quyết liệt từ Trungương. Mỗi khi đãcócác chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực thì việc kêu gọi,thu hút đầu tư cho ngành CNHT cũng sẽ cóhiệu quả hơn.
- PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TRẦN VĂN RẠNG: Cần chính sách hỗ trợ từTrung ương để nắm chắc thời cơ
Ngành CNHT ở Bình Dươngcòn rất nhỏ bé. Đa số các DN SXXK đều nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đơn cửngành da giày, không kể các DN FDI, toàn tỉnh chỉ có 2 DN lớn khép kín quytrình SX từ A đến Z là Giày Thái Bình và Đông Hưng. Còn ngành dệt may thì mớichỉ có Công ty Liên doanh Việt Hồng (KCN Việt Hương) đã dệt vải tại chỗ và cungcấp vải cho hàng loạt công ty dệt may.
Theo chỉ đạo của Trungương, Sở Công thương đã xây dựng Đề án phát triển CNHT, tích cực mời gọi đầu tưthành lập Cụm CNHT ngành lắp ráp ô tô do Công ty Ô tô Transimexco làm chủ đầutư ở huyện Phú Giáo, nhưng không thành công. Hiện tỉnh đang xúc tiến thành lậpCụm CNHT ngành dệt may tại KCN Bàu Bàng rộng 200 ha. Xác định cần sớm nắm chắcthời cơ do Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương mang lại, BìnhDương đang đề xuất Bộ Công thương sớm có chính sách hỗ trợ ngành CNHT để tránhvuột mất cơ hội.
- TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CN, SỞ CÔNG THƯƠNG NGUYỄN VĂN QUANG: Tập hợp kiếnnghị của doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ
Do Quyết định 12/2011/ TTgchưa hỗ trợ DN CNHT nhiều, nên chúng tôi đang tập hợp các kiến nghị, đề xuất củaDN gửi lên Bộ Công thương, để bộ sớm ban hành một quyết định mới với các chínhsách hỗ trợ DN thuộc ngành CNHT nhiều hơn, thiết thực hơn.
- GIÁM ĐỐC CÔNG TY LIÊN ANH TRƯƠNG THỊ THÚY LIÊN: Hoạt động cung cấpnguyên phụ liệu rất hiệu quả
Chúng tôi thành lập Trungtâm nguyên phụ liệu dệt may và da giày Liên Anh ở Tân Bình, TX.Dĩ An đã được mấynăm nay. Ngoài việc cung cấp nguyên phụ liệu cho nhà máy Liên Phát, Liên Anh,chúng tôi còn cung cấp nguyên phụ liệu cho một số DN, rất hiệu quả.
BẢO ANH