Theđangcạnhtranhvớitaxitruyềnthốngbằnggiácướckhôngtưởngđtin tức bong đáo văn bản kiến nghị về quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội gửi Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tư pháp, Thành ủy Hà Nội… do ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội ký cuối tháng 6/2017, đại diện Hiệp hội này nêu rõ: hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại Hà Nội đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, đã chịu rất nhiều quy định về điều kiện kinh doanh.
Trong khi đó, với việc bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để lôi kéo khách hàng, thưởng cho lái xe chạy taxi với giá cước không tưởng 10.000 đồng/5km (taxi truyền thống có giá cước mở cửa khoảng từ 6.000 đồng, từ km tiếp theo đến 20km là 11.000 đồng/1km – PV), loại hình vận tải như taxi (Uber, Grab) đã làm gia tăng lượng lớn xe tham gia kinh doanh, khiến thị trường taxi ngày càng bị thu hẹp, kinh doanh thêm khó khăn.
Đầu tư taxi là đầu tư chiều sâu, thời gian thu hồi vốn dài, rất cần có chính sách ổn định và thông thoáng để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động kinh doanh. Hiệp hội vận tải Hà Nội nêu quan điểm cần có sự cạnh tranh bình đẳng từ đó đem lại nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Trước đó, tại hội thảo “Đổi mới quản lý, hoạt động taxi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong kinh doanh và quyền lợi của hành khách đi xe taxi” do Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam tổ chức, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM cũng nhấn mạnh trong khi các hãng taxi truyền thống phải chịu nhiều loại thuế, trong đó có 2 loại thuế cao là thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20% thì Uber và Grab chỉ bị áp theo thuế suất VAT 3% trên doanh thu được hưởng của các doanh nghiệp này, tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh.