Nỗ lực ngăn tảo hôn ở Cao Bằng: Xua mây mù nơi vùng cao biên giới_bóng đá iran hôm nay

Tập tục kết hôn khi cô dâu - chú rể chưa tới tuổi trưởng thành về thân thể tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Với Việt Nam,ỗlựcngăntảohônởCaoBằngXuamâymùnơivùngcaobiêngiớbóng đá iran hôm nay đây là vấn đề nhức nhối ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Thực trạng qua những con số 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2015-2023, toàn tỉnh có 2.060 cặp tảo hôn, chiếm 6,62%, trong đó 994 cặp tảo hôn cả vợ, chồng; 35 cặp hôn nhân cận huyết thống, chiếm 0,11%. Tảo hôn chủ yếu xảy ra vùng đồng bào dân tộc Mông, Dao, Nùng, Tày, Sán Chỉ, Lô Lô. 

Xóm Làng Lỷ, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng có 37 hộ người dân tộc Mông, Nùng cùng sinh sống. Từ năm 2015 đến nay, xóm có 4 cặp tảo hôn người Mông. Đa số các trường hợp tảo hôn đều là học sinh nghỉ học sớm, làm nương rẫy, kiến thức về hôn nhân và gia đình còn hạn chế, chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm cha mẹ…

Xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang là xã biên giới có trên 700 hộ dân tộc Nùng, Tày cùng chung sống, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 50%. Từ năm 2022-2023, địa bàn xã Thống Nhất có 4 cặp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống.

Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại những hệ lụy nghiêm trọng đến giống nòi, đời sống và sức khỏe.

W-d226n-toc-thieu-so.jpg
Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết để đảm bảo sức khỏe giống nòi ở vùng dân tộc thiểu số. 

Giải pháp xua mây

Để thực hiện tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia theo quyết định số 1719/QĐ-TTg năm 2023, các huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tư vấn tại các xóm, xã, các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh; cung cấp sổ tay tuyên truyền cho thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, xã, tổ tư vấn tại các xóm. 

Hiện nay, toàn tỉnh đã hoàn thành 6 cụm panô và đang triển khai xây dựng 18 panô tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các huyện. Cấp phát 20.080 tờ rơi tuyên truyền, trong đó có 10%  tờ rơi được viết bằng tiếng Mông, Dao. Công tác tập huấn, bồi dưỡng, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên thực hiện ở các cấp.

Các chương trình tuyên truyền được thực hiện sâu rộng về tới từng ngôi trường, thông qua các hội thi nhằm giúp các em dễ dàng nắm bắt và hứng thú với chủ đề. Cũng ngay trong tháng 11 này, tại xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Chủ tịch UBND xã Thống Nhất Chu Văn Đình cho biết, để chấm dứt tình trạng tảo hôn, UBND xã đã phối hợp với các đoàn thể thành lập ba Câu lạc bộ phổ biến, giáo dục pháp luật tại xóm Nà Kéo, liên xóm Pác Lung - Kênh Nghiều - Nà Hoạch; liên xóm Đoàn Kết - Bản Lạn - Nà Lụng.

Các câu lạc bộ duy trì sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần với 164 lượt hội viên tham gia. Việc ngăn chặn, xử phạt các trường hợp tảo hôn được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, góp phần làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại xã so với những năm trước đây.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và kết hôn ở trẻ em, làm rõ hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra.

Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng sẽ thực hiện có hiệu quả các dự án trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, góp phần nâng cao đời sống, kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ủy ban Dân tộc lắng nghe chia sẻ của các thầy cô vùng dân tộc thiểu số, miền núiCác thầy, cô giáo đã đề xuất với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về giải quyết một số vấn đề khó khăn của ngành Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.