Có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 và thay thế Nghị định 17 ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản,̀nhNghịđịnhquyđịnhcụthểvềđấugiátrựctuyếkeo bóng đá Nghị định 62 mới được Chính phủ ban hành được áp dụng với tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên, người có tài sản đấu giá, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thương nhân, tổ chức không phải là tổ chức đấu giá tài sản thiết lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 62.
Đáng chú ý, tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định cụ thể về hình thức đấu giá trực tuyến. Theo đó, đấu giá trực tuyến phải được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của của pháp luật; bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Đối với việc tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức trực tuyến, Nghị định 62 quy định, trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại các chương III, IV của Luật đấu giá tài sản và quy định tại chương III của Nghị định này.