Cấp bù hàng trăm tỷ sư phạm vẫn không tuyển được người giỏi_lich thi đấu y
- Dù mỗi năm Nhà nước cấp bù hàng trăm tỷ đồng,ấpbùhàngtrămtỷsưphạmvẫnkhôngtuyểnđượcngườigiỏlich thi đấu y nhưng ngành sư phạm chủ yếu chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của những sinh viên học lực trung bình, hoặc chỉ là nguyện vọng 2 của thí sinh khá giỏi.
Chi hàng trăm tỷ đồng nhưng không kiểm soát
Tại hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viênvừa diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Nhung, Trường ĐH Thủ Dầu Một, nhận xét rằng chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Cụ thể, việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm không đảm bảo tuyển được sinh viên giỏi vào sư phạm.Ngành sư phạm chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của những sinh viên học lực trung bình, hoặc chỉ là nguyện vọng 2 của sinh viên khá, giỏi.
Thứ hai, quy định để được hưởng chính sách miễn học phí là sinh viên phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục đào tạo,nhưng tới nay không có bất kì cơ quan nào kiểm tra xem sinh viên có thực hiện đúng hay không.
Ngân sách cấp bù sư phạm qua các năm - đơn vị tính: tỷ đồng (Đồ họa: Lê Huyền) |
Thứ ba, việc phải cấp bù sư phạm ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nướckhi mỗi năm chi phí này mỗi tăng nhưng chất lượng giáo viên không có chuyển biến đột phá. Hiệu quả ngân sách thấp.
“Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỷ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí sư phạm là 250 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng mức chi bù học phí thực tế từ nguồn ngân sách cho các trường sư phạm là 354 tỷ đồng. Năm 2013, dự toán của Bộ GD-ĐT về khoản này là 440 tỷ đồng. Năm 2014 dự toán ngân sách phân bổ cho nhiệm vụ này là 484 tỷ đồng...” - bà Nhung dẫn chứng.
Bà Nhung tiếp tục nhận định hạn chế thứ tư của chính sách này là do miễn học phí cho sinh viên, kinh phí hoạt động của các cơ sở đào tạo sư phạm chủ yếu trông chờ vào ngân sách Nhà nước.Trường sư phạm bị động trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Và hạn chế cuối cùng, đó là chính sách này đang thu hút một lượng lớn sinh viên không có nhu cầu và hứng thú với nghề sư phạmnhưng vẫn theo học vì được miễn học phí.
Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, cũng đưa ra các con số đáng lưu ý: Hiện nay, cả nước có 14 trường ĐH sư phạm, 33 trường CĐ sư phạm ở địa phương và 33 khoa sư phạm trong các trường đại học đa ngành. Ngoài ra, còn có 24 trường CĐ và 38 trường TC không phải là trường sư phạm nhưng đang đào tạo giáo viên. Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã cắt giảm 20% chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm nhưng vẫn có tới 100 trường ĐH, CĐ đăng ký tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên với chỉ tiêu 54.000. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng giáo viên lại thấp, tạo sự mất cân đối giữa cung và cầu. Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp sư phạm phải tìm kiếm việc làm đúng ngành trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
"Số tiền ngân sách cấp bù sư phạm hàng năm là không nhỏ. Nếu nhìn bức tranh sinh viên sư phạm ra trường khó tìm việc làm, thất nghiệp và nguồn ngân sách cấp bù sẽ thấy đây là sự lãng phí lớn" - ông Thám nhận xét.
50% sinh viên vào sư phạm do được miễn học phí
Ông Trần Lương, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết đã thực hiện khảo sát một số sinh viên ngay tại trường về việc lựa chọn sư phạm. Kết quả có 50,5% sinh viên chọn ngành sư phạm do được miễn học phí. Và có 86,3% cho rằng việc được miễn học phí giúp họ có cơ hội học tập để trở thành giáo viên.
Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ lựa chọn ra sao nếu ngành sư phạm phải đóng học phí, thì có 55,8% sinh viên nói sẽ bỏ học; 22,2% sinh viên lưỡng lự đối với việc lựa chọn tiếp tục học nữa hay không. Chỉ có 22,1% sinh viên khẳng định rằng họ vẫn tiếp tục học sư phạm dù không được miễn học phí.
Ông Lương cũng cho biết 70,6% sinh viên tham gia khảo sát khẳng định bản thân và gia đình không có khả năng đóng học phí. 13,7% sinh viên nói gia đình có thể đóng học phí cho họ, 18,8% có thể làm thêm và tự đóng phí. Và kết quả cuối cùng là 94,7% sinh viên mong muốn được tiếp tục được miễn giảm học phí.
Sinh viên nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Ông Lương khẳng định nếu chính sách miễn học phí thay đổi sẽ làm giảm số lượng sinh viên theo học sư phạm, nhưng vẫn còn những sinh viên đam mê với nghề, có năng lực phù hợp và có khả năng tài chính vẫn có nguyện vọng theo học. Vì vậy, đây là thông điệp tích cực cần được xem xét để quyết định bỏ hay không bỏ chính sách này.
"Vào năm 1993, chỉ tiêu của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là 950 sinh viên, số lượng trúng tuyển là 943 em nhưng chỉ có 285 thí sinh nhập học. Giữa năm 1995-1996, cả nước thiếu khoảng 120.000 giáo viên phổ thông, chính sách miễn giảm học học phí cho sinh viên sư phạm được đưa ra năm 1997 như một giải pháp mạnh cho ngành giáo dục lúc đó" - bà Huỳnh Cát Dung, Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM, nhớ lại. "Tuy nhiên, việc miễn giảm này đã ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên sư phạm hiện nay".
Theo bà Dung, nếu hiện nay không có sự thay đổi linh hoạt sẽ đồng nghĩa với việc vẫn cứ hoàn toàn toàn đồng ý với quan niệm xưa về sư phạm, đó là “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”.
Bà Dung kiến nghị phải thay đổi chính sách miễn học phí cho sư phạm, điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực tới động cơ học tập của sinh viên. "Điều chỉnh làm sao để không chỉ giúp ngành sư phạm thu hút được nhân tài, có được sinh viên tâm huyết với nghề dạy học mà vẫn đảm bảo cho những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng yêu thích sư phạm vào ngành. Đồng thời, chính sách mới cũng phải hạn chế được thực trạng thừa giáo viên".
Lê Huyền
"Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm”
"Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.