Loạt trụ sở cũ nhếch nhác
TheảnhnhếchnháctạiloạttrụsởcũnằmtrênđấtvànggiữalòngCốđôHuếti so barcelonao đề án của UBND tỉnh TT-Huế, từ đầu năm 2022, hàng loạt cơ quan của đang có trụ sở tại trục đường chính Lê Lợi (TP Huế) được di dời về làm việc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh nằm trên đường Võ Nguyên Giáp.
Theo đó, tháng 4/2022, Sở Y tế tỉnh TT-Huế bắt đầu di dời trụ sở làm việc về Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Đồng thời, các đơn vị trực thuộc cạnh bên như Phòng khám chuyên khoa kế hoạch hóa gia đình (28B Lê Lợi); Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình (30 Lê Lợi) cũng chuyển trụ sở làm việc mới.
Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế nằm sát đó cũng rời khỏi tòa nhà xây từ thời Pháp thuộc để tạo thành liên khu đất từ 26 đến 30A đường Lê Lợi (đoạn từ đường Phạm Hồng Thái đến Hoàng Hoa Thám) nhằm kêu gọi đầu tư xây dựng khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Tương tự, vào thời điểm này, Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cũng rời khỏi số 22 đường Lê Lợi để tạo quỹ đất từ số 22 đến 24 Lê Lợi (gồm các khu đất của các sở GD-ĐT, Khoa học và công nghệ, Hội Nhà báo tỉnh) nhằm thu hút đầu tư khu phức hợp như trên.
Với người dân xứ Huế và nhiều nhà đầu tư, trục đường Lê Lợi được xem là tuyến phố trung tâm, có vị trí đắc địa, là trục đất “vàng” nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tuyến phố này chạy dài dọc theo bờ Nam của sông Hương và thuận lợi trong việc thông thương, qua lại.
Thế nhưng, sau khi một loạt đơn vị chuyển về trụ sở mới, hàng loạt trụ sở cũ nằm trên tuyến phố này đang bị rơi vào cảnh nhếch nhác, hư hỏng, xuống cấp khi tường vôi rệu rã, phòng ốc xập xệ.
Bên cạnh một số trụ sở suốt ngày cửa đóng, then cài, nhiều trụ sở khác được người dân, chính quyền tận dụng để làm bãi giữ xe, buôn bán nhỏ lẻ gây lãng phí nguồn tài sản công.
Vướng cơ chế
Theo UBND tỉnh TT-Huế, trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước bên trục đường Lê Lợi (TP Huế) sau khi di dời được tỉnh quy hoạch là khu thương mại, dịch vụ để kêu gọi đầu tư.
Tuy nhiên, trên thực tế, các công trình này hiện còn sử dụng được nên theo quy định phải tổ chức bán đấu giá theo cơ chế quản lý tài sản công.
Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế thừa nhận, sau khi dời các cơ quan hành chính về khu hành chính tập trung, các trụ sở cũ này vẫn đang bỏ hoang và gây lãng phí về tài sản nhưng chưa thể thay đổi được do còn vướng cơ chế về quản lý tài sản công.
“Bây giờ chúng tôi quy hoạch đó là thương mại dịch vụ rồi thì đáng lẽ ra phải cho thanh lý tài sản trên đất, xong rồi là cho thuê đất, đấu thầu đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai khi đó nhà đầu tư mới tiếp cận được.
Trước đây là tài sản công, bây giờ trụ sở không có nhu cầu sử dụng nữa thì đập bỏ đi nhưng theo cơ chế về quản lý tài sản công thì buộc phải mua.
Chúng tôi tính toán, dãy trụ sở trên trục Lê Lợi này khoảng 20 tỷ đồng, bây giờ phải bỏ ra 20 tỷ đồng để mua, mua xong mất chi phí phá bỏ nên vẫn đang khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư”, ông Phương nhấn mạnh.
Quang Thành - Ngọc Thế