Chuyện khởi đầu của khí tài phòng không ‘Made by Viettel’_mu vs barca c2
Nhận “nhiệm vụ bất khả thi” với nghĩ suy đơn giản
Năm 2010,ệnkhởiđầucủakhítàiphòngkhômu vs barca c2 khi Tập đoàn Viettel nhận nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất radar và chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, chưa có một đơn vị nào trong toàn quân làm điều tương tự. Trước đó, nhiều đơn vị trong quân đội chỉ nghiên cứu, cải tiến và hiện đại hoá một số loại đài radar đang được trang bị trong quân chủng mà thôi. Trên thế giới cũng chỉ có 8 quốc gia sản xuất được radar và đều là những nước có các tập đoàn công nghiệp quân sự khổng lồ.
Cũng vì thế, nhiệm vụ của các kỹ sư Viettel còn trở nên thách thức hơn khi họ phải xác định thời gian hoàn thành cho việc mà họ chưa từng có kinh nghiệm. Trần Vũ Hợp - Giám đốc Trung tâm Radar, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, một trong số những người tham gia nghiên cứu từ ngày đầu cho biết: “Viettel phải chứng minh hiệu quả công việc qua từng khoảng thời gian, phải giải trình ở thời điểm này đã làm được gì rồi, bao lâu nữa thì có sản phẩm…”.
Thế nhưng, điều thú vị với những kỹ sư Viettel thời kỳ đó như Trần Vũ Hợp tiết lộ, họ không nghĩ đến những điều “đao to búa lớn”. Họ chỉ đơn giản coi nhiệm vụ là những bài toán kỹ thuật khó và phải giải quyết trong những khoảng thời gian xác định. Không kể cụ thể về những trở ngại, khó khăn trên con đường sản xuất thành công sản phẩm đầu tiên (radar 2D cảnh giới bắt thấp dải sóng đề-xi-mét), Trần Vũ Hợp chỉ cho biết: Đó không phải lúc nào cũng là con đường thẳng.
“Nhiều lúc chúng tôi tiến rồi phải lùi, rồi lại tiến lên”, Vũ Hợp nói. Nhưng điều cốt yếu, theo Giám đốc Trung tâm Radar Viettel, là không được dừng bước hay bỏ cuộc. Nếu hướng này rơi vào bế tắc, phải lập tức nghĩ ra cách khác để triển khai. “Làm việc dưới áp lực đã khiến chúng tôi trưởng thành thêm” - anh nhận xét.
Sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm, năm 2014, sản phẩm radar hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất và làm chủ đã được nghiệm thu bởi Bộ Quốc phòng và được tiến hành sản xuất hàng loạt để trang bị cho các quân chủng. Chưa hết, năm 2017, radar “made by Viettel” còn được xuất khẩu, đưa Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia trên thế giới có thể sản xuất thành công những thiết bị quân sự hiện đại để quản lý vùng trời.
Nghĩa địa, Su-30 và những kỷ niệm thử nghiệm radar khó quên
Không giống như việc nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm của các tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ trên thế giới, những kỹ sư Viettel phải sản xuất và thử nghiệm radar trong điều kiện khó khăn hơn nhiều. Nếu như ở các nước khác, họ có một bãi thử ngay gần sân bay và với đầy đủ các phương tiện hiện đại nhất, kiểm định liên tục thì Viettel chỉ làm các bài thử thực tế với một số phương tiện bay dân sự.
Đối với các phương tiện hiện đại như Su-30, các kỹ sư Viettel chủ yếu thực hiện các bài tính toán trên lý thuyết và chỉ được thử với thiết bị bay thật khi nghiệm thu sản phẩm. “Việc thuê Su-30 không chỉ là vấn đề chi phí mà còn liên quan đến vấn đề quốc phòng nên trước khi hoàn thiện để nghiệm thu sản phẩm, chúng tôi chưa được thử nghiệm với máy bay thật” - anh Vũ Hợp tiết lộ.
Giám đốc Trung tâm Radar Viettel không thể quên được lần thử nghiệm đầu tiên cho sản phẩm Radar 2D cảnh giới bắt thấp dải sóng đề-xi-mét tại một trận địa tại Kiến Sơn (tỉnh Thái Bình): “Đó là một cồn đất heo hút, bao quanh là nghĩa trang và cánh đồng”.
Ban ngày, các thành viên của đội nghiên cứu sản xuất radar ngồi trong cabin làm việc. Buổi tối, khi sương lạnh buông xuống, nhang khói tứ phía, các kỹ sư Viettel chỉ “tranh thủ ra ngoài làm vài ngụm khí tươi rồi chui vào ngay”.
Và khoảnh khắc hồi hộp nhất với các kỹ sư Viettel là khi chờ Su-30 xuất hiện trên màn hình radar do họ sản xuất. “Khi Su-30 đã xuất hiện trên màn hình, cả đội sướng lắm rồi nhưng phải đợi khi kết thúc toàn bộ hành trình bay mới dám thở phào”. Kỹ sư này giải thích, đó là lần đầu tiên nhóm được tiếp xúc với mục tiêu bay thực tế như Su-30 để kiểm định các tính toán trước đó cho sản phẩm.
“Kết quả đưa ra phản ánh rằng thiết bị của Viettel đáp ứng toàn bộ yêu cầu đã đề ra. Đó là một điều bất ngờ” - kĩ sư Hợp cho biết. Thiết bị radar của Viettel, về sau được Bộ Quốc phòng công nhận là chất lượng tương đương các loại khí tài mà quân đội Việt Nam nhập khẩu.
Sau dự án radar cảnh giới phòng không, Viettel còn sản xuất thành công radar cảnh giới biển, thiết bị chủ lực dùng trong hải quân. Thiết bị do Viettel sản xuất có tính năng và chất lượngtương đương với những đài radar hiện đại nhất mà hải quân Việt Nam đang sử dụng vào thời điểm đó. Điều này được minh chứng qua cuộc thử nghiệm đối chứng giữa đài radar do Viettel sản xuất và đài radar hiện đại nhất mà hải quân Việt Nam đang sử dụng.
Tháng 5/2018, sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm, sản phẩm radar cảnh giới biển tầm trung VRS-CSX do Viettel sản xuất đã được nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng. Loại radar này có tính năng chiến thuật tương đương Score 3000 của Pháp, đáp ứng mọi tiêu chuẩn của NATO, và đã được chuyển sang sản xuất hàng loạt.
Sản xuất radar chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện trong công cuộc khai mở một hướng đi mới của Viettel, với mục tiêu trở thành Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao vào năm 2020. Riêng với sản xuất radar cũng như nhiều khí tài phòng không công nghệ cao khác, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã khởi tạo một thực tại mới cho nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam - điều mà trên thế giới chỉ có vài quốc gia làm được. Và cũng nhờ hướng đi về nghiên cứu sản xuất mà Viettel đã chuẩn bị trong nhiều năm, Tập đoàn này đã có thêm chữ “Công nghiệp” trong tên gọi từ đầu năm 2018. Chỉ riêng trong 2 năm 2017-2018, tổng doanh thu từ lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị đã đem lại cho Viettel 17.400 tỷ đồng, với lợi nhuận 5.250 tỷ đồng. |
Nguyễn Phương