Trong buổi ra mắt sách mới ngày 24/9 tại TPHCM,ắcđiKhắcđếnvàcâuchuyệnvềnữnhàvănramắtsáchởtuổwellington – ws wanderers nữ nhà văn tuổi 95 đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị quanh cuốn sách và quá trình viết văn của mình. Có một điều bất ngờ là nhà văn Xuân Phượng từng bị một nhà phát hành sách tiếng tăm từ chối in vì "hồi ký khó bán” nhưng bà vẫn tự tin rằng “họ chưa hiểu về sách của mình”.
Theo nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, Khắc đi… khắc đếnmở ra cho độc giả thấy rõ hành trình đưa tác phẩm hội họa, đưa văn hóa Việt đến với thế giới - ngoài trí tuệ, tài năng và bản lĩnh phi thường của nhà văn, đạo diễn, nhà sưu tập tranh Xuân Phượng, còn là những khúc quanh co hiểm trở và sắc màu thật đẹp của khát vọng, của yêu thương, hạnh phúc và niềm đau của phận người.
Hồi ký dày hơn 200 trang kể về những ngày đầu ra đời phòng tranh nổi tiếng Lotus Gallery ở TPHCM của tác giả vào năm 1991, cùng những chuyến mang tranh ra nước ngoài - từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ để tổ chức triển lãm. Rất nhiều vinh quang, thành công vang dội từ những chuyến đi đó, nhưng cũng không ít nhọc nhằn, cay đắng, dở khóc dở cười…
Sau 30 năm góp phần tạo dấu ấn tranh Việt trên thế giới, đưa tên tuổi của không ít họa sĩ Việt lên tầm cao mới, nhà văn Xuân Phượng sang nhượng lại phòng tranh. Trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi về đứa con tinh thần mình chăm bẵm suốt ngần ấy năm, nhà văn đã viết Khắc đi… Khắc đến (NXB Tổng hợp TPHCM) với suy nghĩ thay vì buồn phiền hãy viết hết ra những câu chuyện khắc cốt ghi tâm giúp bản thân được chia sẻ, nguôi ngoai.
Tác phẩm được bà viết trong 20 ngày - dường như là khoảng thời gian khó tin để một nhà văn tuổi ngoài 90 hoàn thành tập hồi ký được độc giả đón nhận nồng hậu với những cảm xúc kìm nén, những trải nghiệm sống lại trên trang giấy. Chưa kể việc bà sửa chữa tới 8 lần trước khi sách đến tay bạn đọc.
Nhà văn Minh Phong nhận xét, những câu chuyện được nữ tác giả kể lại một cách hấp dẫn bằng văn phong nhẹ nhàng, sâu sắc, ấm áp và không kém phần hài hước. Đặc biệt, cuốn sách còn có rất nhiều hình ảnh minh họa sinh động.
"Khi đọc Khắc đi… Khắc đến,ấn tượng đọng lại mạnh nhất vẫn là hình ảnh người phụ nữ có nghị lực phi thường và 'con mắt tinh đời' khi nhìn ra những giá trị tiềm ẩn qua tranh của một số họa sĩ trẻ chưa thành danh. Từ đó bà đã khuyến khích, hỗ trợ họ bước ra ánh sáng chân trời nghệ thuật", nhà văn Minh Phong bày tỏ.
Một câu chuyện đáng nhớ là về các bức tranh trong triển lãm của họa sĩ Trương Đình Hào. Khi không ai mua tranh, họa sĩ chán nản ngồi ngủ gật khiến mọi người tưởng nhầm là bảo vệ song bà Xuân Phượng lại bị thu hút bởi những bức tranh đó: “Thật sự sửng sốt trước một phong cách khác lạ, những nét cọ mạnh mẽ, dứt khoát, màu sắc đối chọi chan chát hay uyển chuyển hòa vào nhau trên nền giấy dó, giấy điệp và đặc biệt là trên những tờ báo cũ nhàu nát. Những bàn tay gân guốc xoắn vào nhau, những đôi chân trần trụi in mạnh dấu trên mặt đường, một bóng người thất thểu trong đêm, những ngôi nhà chìm sâu trong ngõ vắng… tạo cảm giác bàng hoàng trước số phận con người. Trên nền giấy đen sẫm, trừng trừng một đôi mắt vừa ngơ ngác vừa giận dữ: Vì sao? Vì sao?”.
Gần như ngay lập tức, không trả giá, bà mua ngay 32 bức tranh trong số 72 bước đang treo, chỉ vì không đủ tiền cầm theo để mua hết. Sau đó, bà theo vợ chồng họa sĩ về quê Bắc Giang mua thêm nhiều tranh của họ. Khi mang số tranh về TPHCM định mở cuộc triển lãm cá nhân, bà đã mời một số bạn bè họa sĩ đến xem trước. Phản hồi là chê nhiều, khen ít. Nhiều người can ngăn: “Tranh ông này rất kén khách mua. Tranh khó hiểu và chắc chắn là khó bán!”.
Nhưng với linh cảm nghệ thuật và quyết tâm của mình, tháng 8/1992 bà vẫn tổ chức cuộc triển lãm và mời vợ chồng Trương Đình Hào dự khai mạc. Kết quả là 34 tranh được bán trong đêm mở màn. Từ “bệ phóng” này cùng những cuộc triển lãm tranh ở nước ngoài do bà Xuân Phượng tổ chức, Trương Đình Hào trở thành một họa sĩ tiếng tăm.
Câu chuyện về những bức tranh của đại tá, họa sĩ Phạm Thanh Tâm - người kể chuyện chiến trường bằng tranh cũng rất đặc biệt. “Lần ấy, ông Tâm đến gặp và nói rằng: Nhà tôi có việc lớn rất cần tiền, tôi muốn bán tranh cho Phượng, bà mua được bao nhiêu thì mua”.
Trước đó, họa sĩ Phạm Thanh Tâm và nhà văn Xuân Phượng từng quen biết nhau ở chiến trường. Hơn ai hết, nhà văn hiểu rõ: “Những bức vẽ đã được vẽ từ những tháng ngày sự sống kề bên cái chết, đang vẽ mà phải chui xuống hầm tránh đạn, chờ máy bay bay qua lại chui lên để vẽ mà không hề run tay. Những bức tranh không chỉ là kỷ vật, là vốn quý của ông Tâm mà còn là vốn quý của lịch sử, hẳn phải túng quẫn lắm ông mới đành lòng bán đi”. Nhà văn Xuân Phượng đã nói với bạn rằng: “Ông Tâm ơi, những bức vẽ của ông rất quý, và tôi không thể mua được. Chính vì thế, ông cần bao nhiêu tiền lo việc nhà, tôi giúp và ông có thể cho, tặng tôi tranh”…
Họa sĩ Phạm Minh Tâm đã tặng nhà văn Xuân Phượng hơn 300 bức tranh trong số hơn 1.000 bức ông có. Thời điểm đó, không ai mua tranh về đề tài chiến tranh như bà.
Trong Khắc đi… Khắc đếncòn nhiều câu chuyện nhân văn như thế, khiến người đọc kính nể về khả năng thẩm định nghệ thuật hội họa vô cùng nhạy bén, tinh tế cũng như tấm lòng rộng mở, trân quý của bà Xuân Phượng đối với những tài năng.
Bên cạnh đó còn có những kỷ niệm không thể quên với chính tác giả. Sau nụ cười, thành công là chông gai luôn rình rập, cạm bẫy ngụy trang khéo léo cùng những phút giây bàng hoàng, điêu đứng: Xưởng tranh bị cháy 2 lần, 7 lần dời địa điểm, bị lừa mất tiền bán tranh và rất nhiều gian nan không kể hết. Là trải nghiệm ở nhà nghỉ dạng giường tò vò hai tầng, khu vệ sinh dùng chung ở Singapore; sự ngỡ ngàng khi bị tay người Bỉ tỏ vẻ tử tế chăm lo từng bữa ăn rồi kê hóa đơn thanh toán 3.200 Euro. Hay chuyện bà làm rơi hộ chiếu trên chuyến bay từ Paris đến Rome, tin lời tiếp viên hàng không rằng sẽ tìm ngay, bị đối xử tệ, may nhờ cơ quan ngoại giao và mọi người hỗ trợ…
Theo nhà thơ Bùi Phan Thảo, trong Khắc đi… Khắc đếncó rất nhiều câu chuyện khó tin đã xảy ra. Mạnh mẽ hơn cả là những bài học về yêu thương, khát vọng và niềm tin: Luôn trân trọng những giá trị sống, biết hy sinh và chấp nhận; Trong môi trường xã hội nào cũng thích nghi, vượt lên thua thiệt không than trách, đổi nghề không tiếc nuối như bà từng làm (bỏ việc y sĩ lương cao để thành phóng viên chiến trường) và dấn thân gian khổ, kể cả hy sinh mạng sống; Chọn lẽ sống vì người vì đời, cho đi không đòi hỏi báo đáp...
Hành trình nghệ thuật của nhà văn Xuân Phượng với sự nhiệt thành thêm một lần nữa khẳng định: Không có gì là sớm hay muộn. Vấn đề là tài năng, ý chí, nghị lực, duyên may, cơ hội đến và kịp nắm bắt. “Đừng nản chí vì khó khăn, đừng tự giới hạn mình”, bà nói. Đó là lý do nhà văn Xuân Phượng không chịu cam phận với chân giữ xe mà khu phố ưu ái dành cho để tự tin “khởi nghiệp” với việc mở phòng tranh khi qua tuổi 60. Đến bây giờ, ở tuổi 95, bà kể lại hành trình ấy bằng một cuốn sách không chỉ để đọc mà truyền cảm hứng cực kỳ sâu sắc.
Nhà văn Xuân PhượngNhà văn Xuân Phượng sinh năm 1929, quê Thừa Thiên - Huế, hiện là hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Ở tuổi 95, nữ đạo diễn - nhà văn Xuân Phượng vừa cho ra mắt hồi ký Khắc đi… Khắc đến. Trước đó vào năm 2020, cuốn Gánh Gánh… Gồng Gồngcủa bà đã đoạt Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM. Bên cạnh những cuốn sách là gần 10 tác phẩm điện ảnh do bà làm đạo diễn đoạt các giải thưởng danh giá, được chiếu trong và ngoài nước.
Cuộc đời của nhà văn Xuân Phượng là tấm gương sống tận tâm tận lực với những giá trị cao đẹp. Huân chương Bắc đẩu bội tinh Chính phủ Pháp trao năm 2011 và những tôn vinh của xã hội với bà thời gian qua là minh chứng.