Qua năm tháng,íquyếtgiữlớpsơnxeôtôbềnđẹpkhôngbongtrókèo bóng truc tuyến chuyện lớp sơn xe bị bong tróc, bay màu là điều không thể tránh khỏi mặc dù xe không hề gặp phải chuyện đâm đụng hay va chạm vật lý.
Nguyên nhân của vấn đề bong tróc sơn có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, từ yếu tố môi trường tự nhiên như chuyện nắng, mưa và cả những tác động hóa học như chất tẩy rửa, muối, axit v.v...
Những chiếc ô tô hạng sang thường được sơn bảo vệ nhiều lớp, có chất lượng cao nên có thể giữ được màu sắc lâu hơn xe thường. Thế nhưng điều quan trọng nhất vẫn là có biện pháp phòng tránh, bảo vệ cho lớp sơn khỏi các tác động có hại.
Nguyên nhân khiến sơn xe bong tróc
Xe phơi dưới nắng nhanh bị bong sơn. Ảnh: Theo Advance Auto
|
Trong những yếu tố tự nhiên làm hỏng sơn xe, ánh nắng mặt trời chính là thủ phạm dễ gặp nhất. Với khí hậu nhiệt đới nắng nóng như ở Việt Nam, khi đậu xe ở dưới nắng quá lâu, các tia UV sẽ tác động lên bề mặt lớp sơn, khiến tuổi thọ của lớp sơn giảm đi. Vì vậy, giải pháp bảo vệ tốt nhất là đỗ xe chỗ râm mát hoặc có bạt che trùm lên toàn bộ thân xe.
Mưa cũng là yếu tố làm cho vỏ xe bị hoen gỉ. Bởi do ô nhiễm môi trường, trong nước mưa có thể chứa các hóa chất có hại cho sơn xe.
Hoặc ngay cả chuyện trời ơi đất hỡi như vỏ xe dính phân chim, nếu không xử lý kịp thời cũng thành to chuyện. Nguyên nhân vì nồng độ axit trong phân chim khá cao, có độ pH từ 3-4,5, có thể nhanh chóng ăn mòn sơn xe. Và chỉ cần 1 lớp sơn nhỏ bị ăn mòn thì khu vực xung quanh cũng sẽ nhanh bong tróc theo.
Đối với những tác động hóa học làm hỏng vỏ xe, chuyện sử dụng sai chất tẩy rửa khi rửa xe là lý do thường gặp nhất.
Sơn xe bị ô xi hóa. Ảnh: Theo Carcomplaints |
Ngoài ra, quá trình oxy hóa cũng sẽ làm lớp sơn xuống cấp theo qua năm tháng. Đây là chuyện không thể tránh khỏi, bạn chỉ có thể làm chậm quá trình này bằng cách sử dụng các sản phẩm đánh bóng, loại bỏ oxy hóa mua tại các cửa hàng phụ kiện ô tô.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại sản phẩm tẩy rửa, đánh bóng sơn ô tô khác nhau. Loại có chứa hóa chất mạnh thậm chí có thể làm hỏng lớp sơn bên ngoài. Vì vậy, các chủ xe nên nhờ nhân viên cửa hàng tư vấn, lựa chọn loại sản phẩm duy trì độ pH ở mức trung tính để không làm axit ăn mòn sơn.
Nếu bạn sống ở những khu vực gần biển, nên sử dụng các loại wax bảo vệ sơn xe trước tác động của hơi muối.
Phủ ceramic có chi phí cao và đòi hỏi tay nghề của thợ. Ảnh: Leonsautobody |
Hiện tại, một số gara ô tô có cung cấp dịch vụ phủ ceramic cho vỏ xe để giữ lớp sơn bóng sáng, bền đẹp. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là giá thành cao, có thể lên đến cả 20 triệu đồng/lần thực hiện, hơn nữa đòi hỏi người thợ thực hiện phải có tay nghề.
Trường hợp thân xe gặp phải những vết nứt, xước nhỏ, các gara sửa chữa có thể xử lý một cách dễ dàng nhờ các thủ thuật mà không cần sơn lại. Chuyện sơn toàn bộ xe chỉ nên thực hiện khi lớp vỏ ngoài đã quá xuống cấp.
Điều quan trọng là trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra, xử lý ngay những vết bong tróc nhỏ, không cho chúng có cơ hội lan rộng ra ngoài.
Ngân Vũ (Theo Hotcars)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Những cách pha chế dung dịch rửa kính xe tại nhà mà bạn nên biết
Chỉ với vài chục nghìn và những công cụ vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự pha chế cho mình dung dịch rửa kính vừa mang lại hiệu quả cao, vừa có thể giúp bảo vệ môi trường.