Cúp C1

Hệ lụy khôn lường với Mỹ sau quyết định gây sốc của ông Trump_kqbd truc tuyen hom qua

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Hệ lụy khôn lường với Mỹ sau quyết định gây sốc của ông Trump_kqbd truc tuyen hom qua

Bản tóm tắt súc tích nhất về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến từ chính ông. Đề cập đến tình trạng náo loạn ông mới gây ra ở Syria,ệlụykhônlườngvớiMỹsauquyếtđịnhgâysốccủaôkqbd truc tuyen hom qua lãnh đạo Nhà Trắng viết trên Twitter: “Tôi hy vọng tất cả họ đều làm tốt. Chúng tôi ở cách đó 7.000 dặm (hơn 11.265km)”.

{keywords}
 

Theo giới quan sát, Tổng thống Trump dường như mường tượng rằng, ông có thể bỏ rơi đồng minh ở một khu vực nguy hiểm mà không gây hậu quả nghiêm trọng đối với Mỹ. Song, ông đã nhầm. Việc phản bội người Kurd sẽ khiến cả bạn bè lẫn kẻ thù nghi ngờ nước Mỹ dưới thời ông cầm quyền. Đó là điều mà cả người Mỹ và thế giới cần lên tiếng ca thán.

Quyết định rút toàn bộ 1.000 lính Mỹ của ông Trump đã nhanh chóng phá hủy thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở miền bắc Syria. Động thái đã tạo cơ hội cho một chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào người Kurd, dẫn đến hàng trăm người thiệt mạng tính tới nay. Ít nhất 160.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Các đối tượng ủng hộ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vốn từng bị lực lượng người Kurd bắt giữ, đã trốn thoát khỏi các trại giam. Khi không còn nơi nào khác để quay về, người Kurd đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, kẻ thù của Washington.

Ông Trump vận động tranh cử với cam kết đưa các binh sĩ Mỹ về nước. Ông lập luận rằng, nước Mỹ phải tự thoát khỏi "những cuộc chiến không hồi kết". Khi ông nói Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể đối phó với tình trạng lộn xộn ở Syria, nhiều cử tri bỏ phiếu cho ông sẽ tán đồng.

Sau gần hai thập kỷ chiến tranh, họ đã mệt mỏi với việc Mỹ đóng vai "cảnh sát thế giới". Một số chính khách Dân chủ, kể cả Elizabeth Warren, ứng viên hàng đầu có thể thay thế ông Trump làm lãnh đạo Nhà Trắng, cũng muốn rút lính Mỹ khỏi Trung Đông.

Dù sự thất vọng có thể hiểu được tới đâu, việc bỏ mặc Trung Đông một cách thiếu suy nghĩ được đánh giá là thất sách. Nó làm xói mòn uy tín của Mỹ trên toàn thế giới, đồng nghĩa với việc Washington sẽ phải vất vả và tiêu tốn hơn để giải quyết những vấn đề thiết yếu đối với sự thịnh vượng và cuộc sống của người dân theo cách họ muốn.

Quyết định rút khỏi Syria của ông Trump giống như việc thi trượt bài kiểm tra lòng tin ở nhiều cấp độ. Một trong số này rất nghiêm trọng. Tổng thống Trump dường như phớt lờ các báo cáo tóm tắt có nội dung cảnh báo về những hậu quả thảm khốc từ khoảng trống quyền lực do việc rút quân gây ra.

Tính đường đột của quyết định khiến hầu hết mọi người đều ngạc nhiên, kể cả những quan chức trong chính quyền ông Trump. Người Kurd giật mình kinh hãi. Binh lính Anh thức dậy và phát hiện những người bạn Mỹ đang gói ghém đồ đạc ra đi. Không ai có thời gian chuẩn bị.

Quyết định cũng là sự phản bội lòng trung thành. Lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria đã sát cánh bên các đơn vị đặc nhiệm và không quân Mỹ để chiến đấu chống khủng bố. Khoảng 11.000 tay súng người Kurd đã bỏ mạng. 5 người Mỹ cũng tử vong trong những hoạt động này.

Cường quốc hàng đầu thế giới đã kết hợp khả năng thu thập thông tin tình báo vô địch của họ với một đồng minh địa phương để đánh đuổi những kẻ khủng bố tồi tệ nhất thế giới, với tổn thất về người và của ít nhất có thể.

Nghiêm trọng hơn, quyết định bất ngờ của ông Trump đã phá hỏng chiến lược ngoại giao của Mỹ, không chỉ vì nguy cơ hồi sinh của IS, mà còn vì Iran, kẻ thù không đội trời chung của nước Mỹ, sẽ được hưởng lợi từ việc Mỹ rút quân. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng thừa nhận, việc bảo trợ của Mỹ là sự bảo đảm trật tự ở Trung Đông, một vai trò Liên Xô từng đảm nhiệm trước những năm 1970.

Rút khỏi Syria một lượng quân nhỏ, vốn đang chịu một vài thương vong, Mỹ vô tình tạo ra một cuộc xung đột xuyên biên giới mới, trao sức mạnh cho các kẻ thù và phản bội lại bạn bè.

Theo tờ The Economist, sự bốc đồng đã trở thành đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump.

Ông đã từ bỏ những hiệp ước mà các chính quyền tiền nhiệm phải chật vật mới đàm phán được, châm ngòi nổ chiến tranh thương mại một cách ầm ĩ và ở những nơi như Venezuela hay Triều Tiên lại hứa hẹn những biến đổi dường như chưa bao giờ cho kết quả.

Ông Trump thường đưa ra các quyết định nhất thời, dựa vào những ý tưởng nảy sinh bất chợt mà không suy xét hậu quả hoặc đưa ra một chiến lược mạch lạc để kiểm soát chúng.

Tổng thống Trump dường như nghĩ, ông có thể sử dụng ảnh hưởng thương mại to lớn của Mỹ như một sự thay thế cho "quyền lực cứng". Các biện pháp trừng phạt kinh tế đã trở thành câu trả lời của ông cho mọi vấn đề, kể cả việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến đánh người Kurd ở miền bắc Syria.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng, khi các lợi ích thiết yếu bị đe dọa, các quốc gia dường như hiếm khi chịu quy phục. Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết sẽ chiến đấu để loại bỏ các tay súng họ coi là khủng bố ra khỏi khu vực an toàn muốn thiết lập ở biên giới Syria.

Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng có thể trở nên vô tác dụng. Thậm chí đến tận hôm nay, bất chấp việc Mỹ ép buộc phải cắt đứt quan hệ với Huawei, nhiều nước vẫn không sẵn lòng "cấm cửa" tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc.

Biến cố Syria cho thấy tất cả những điều nói trên có thể gây hại cho nước Mỹ như thế nào. Ở châu Âu, ngay cả trước khi xúc tiến chiến dịch Mùa xuân hòa bình tại nước láng giềng, Thổ Nhĩ Kỳ đã hục hặc với NATO vì việc mua lại các tên lửa phòng không của Nga.

Vì chiến dịch khiến Ankara phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt và lệnh cấm vận vũ khí, các rạn nứt bên trong NATO sẽ chỉ ngày càng bị khoét sâu hơn. Trong bối cảnh này, Moscow có thể thử thách các cam kết của Mỹ về việc bảo vệ những quốc gia vùng Baltic, các đồng minh NATO nhỏ bé giáp biên giới với Nga.

Ở châu Á, mạng lưới khủng bố Taliban có thể tăng gấp đôi nỗ lực của chúng vì tin, khi chính quyền ông Trump đã bỏ rơi người Kurd, họ cũng có khả năng bỏ mặc Afghanistan.

Trên khắp thế giới, các đồng minh của Mỹ sẽ có thêm lí do để tự vũ trang, làm tăng nguy cơ nhen nhóm các cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Liệu Hàn Quốc hay Ảrập Xêút, do sợ bị cho ra rìa, có thể bị lôi kéo thâu tóm vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ trước Triều Tiên hay Iran?

Tất cả những quan ngại trên đã làm sáng tỏ trật tự mà Mỹ đã nỗ lực xây dựng và duy trì trong nhiều thập kỷ kể từ Thế chiến 2 và cả những lợi ích nước này được hưởng từ đó. Nếu rút quân khỏi Syria, chính quyền ông Trump vẫn sẽ phải đầu tư vào vũ khí và binh lính để bảo vệ người dân và các công ty của mình, trong khi không còn nhiều sự hỗ trợ từ các đồng minh.

Quan trọng hơn, sự thiếu tin tưởng, một khi đã hình thành, sẽ tác động tiêu cực trong các vấn đề quân sự. Các quốc gia khác sẽ chẳng mấy hứng thú với các thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ nữa. Họ có thể ngần ngại không tham tham gia chống lại các hoạt động gián điệp công nghiệp hay phá vỡ quy tắc của Trung Quốc, vốn đang gây tổn hại cho Mỹ.

Đặc biệt, Mỹ sẽ làm suy yếu các giá trị mà họ đang theo đuổi. Nếu các đối thủ của Mỹ có được thứ họ muốn, sức mạnh bá chủ sẽ lên ngôi, viễn cảnh mà phương Tây luôn coi là tồi tệ nhất.

Tuấn Anh

copyright © 2025 powered by Betway   sitemap