Tỉnh Cao Bằng thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy_bóng đá anh hôm nay

Chọn 2 doanh nghiệp công nghệ đồng hành cùng các xã thí điểm

Việc UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2021 là nhằm xây dựng thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế,ỉnhCaoBằngthíđiểmchuyểnđổisốxãPhúcSenĐàmThủbóng đá anh hôm nay làm mô hình điểm để nhân rộng toàn tỉnh.

Kế hoạch này cũng để triển khai kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Cao Bằng thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy
Xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là 1 trong 2 xã được UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn để triển khai thí điểm chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: intertour.vn)

UBND tỉnh Cao Bằng đã quyết định lựa chọn 2 xã và 2 doanh nghiệp công nghệ sẽ tham gia phối hợp cùng địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ của mô hình chuyển đổi số cấp xã. Theo đó, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa và xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, hai đơn vị cấp xã có lợi thế về thu hút du lịch, có nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống đã được tỉnh chọn để thí điểm chuyển đổi số.

VNPT Cao Bằng sẽ là đơn vị phối hợp triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại Phúc Sen và Viettel Cao Bằng là doanh nghiệp đồng hành với xã Đàm Thủy trong thời gian thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã.

Những mục tiêu cụ thể được UBND tỉnh Cao Bằng đặt ra tại các xã thí điểm chuyển đổi số gồm có: 100% cán bộ thôn, xóm trên địa bàn xã được tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số; đảm bảo các thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, tần suất giao dịch lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; trên 80% hồ sơ công việc tại UBND xã được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước…

Cùng với đó, cải thiện hạ tầng và nền tảng số phục vụ xã hội, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, sóng di động mạng 3G, 4G được phủ đến các hộ gia đình trong xã; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn có tài khoản trên Cổng dịch vụ công đạt trên 50%; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động của xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên mạng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

Tại 2 xã thí điểm chuyển đổi số, UBND tỉnh Cao Bằng còn đặt mục tiêu: 100% cán bộ thôn, xóm nhận thông tin chỉ đạo điều hành từ UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng Internet để giao dịch ngân hàng, mua sắm trực tuyến, sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong giao dịch; trạm y tế của xã được kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.

Trong kế hoạch thí điểm chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng cũng nêu rõ nội dung, nhiệm vụ cần đảm bảo được triển khai tại các xã thí điểm, theo 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Đơn cử như, về chính quyền số, sẽ hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ chính quyền số, số hóa dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, số hóa các quy trình nghiệp vụ tại UBND xã, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu mức 3, 4 cho người dân; triển khai kênh thông tin chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến cán bộ cấp thôn, xóm thông qua môi trường mạng; hỗ trợ việc thay đổi cách thức chính quyền xã giao tiếp, tương tác với người dân thông qua công cụ công nghệ số…

Hay về kinh tế số, người dân tại các xã thí điểm sẽ được hướng dẫn tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; được hướng dẫn sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử…

UBND tỉnh Cao Bằng lưu ý thêm, các doanh nghiệp tham gia cùng các xã thí điểm chuyển đổi số cần triển khai những nội dung, nhiệm vụ phù hợp với năng lực, thế mạnh, trên cơ sở phát huy hạ tầng, ứng dụng sẵn có; không đầu tư, trang bị trùng lắp hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ đã được triển khai.

Xây dựng các điển hình về chuyển đổi số tại địa phương

Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, Sở TT&TT Ninh Bình đã ra kế hoạch chuyển đổi số tại cấp xã trên địa bàn huyện Yên Mô. Theo đó, 6 đơn vị cấp xã của huyện Yên Mô được chọn thực hiện chuyển đổi số là: thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Từ, xã Yên Mạc, xã Yên Thành và xã Yên Đồng (gọi chung là các xã).

Tại 6 xã này, Sở  TT&TT tỉnh Ninh Bình hướng dẫn rõ, căn cứ điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng công tác ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử của từng địa phương để triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thành công, đồng bộ, đạt hiệu quả cao trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Tỉnh Cao Bằng thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy
Vi Hương thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một trong những xã khó khăn đã được Bộ TT&TT chọn triển khai thí điểm chuyển đổi số từ khoảng giữa năm 2020. (Ảnh: Hồng Quân)

Từ khoảng quý IV/2020, Bộ TT&TT đã chọn hỗ trợ thí điểm chuyển đổi sốtại một số xã gồm: Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình), Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), Sìn Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình), các xã Sảng Mộc, La Bằng, ATK Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên).

Theo Bộ TT&TT, việc thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, việc này cũng tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

M.T

Không phải chuyện trên trời, chuyển đổi số chỉ cần bỏ 560.000 đồng/tháng

Không phải chuyện trên trời, chuyển đổi số chỉ cần bỏ 560.000 đồng/tháng

Đây là mức chi phí tối đa các doanh nghiệp vừa-nhỏ và siêu nhỏ (MSME, Micro-SME) phải bỏ ra hàng tháng để được tiếp cận với bộ 20 sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số.