Bình Định ứng dụng loạt phần mềm trong nông nghiệp_lịch thi đấu ngoai hạng anh
Ứng dụng công nghệ để quản lý,ìnhĐịnhứngdụngloạtphầnmềmtrongnôngnghiệlịch thi đấu ngoai hạng anh giám sát
Bình Định đang tích cực thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định Hồ Đắc Chương chia sẻ, ngành nông nghiệp Bình Định đang tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi số để phục vụ cho công tác quản lý. Đáng chú ý là ứng dụng công nghệ trong công tác theo dõi diễn biến rừng (phần mềm Mapinfor, phần mềm QGis …); ứng dụng công nghệ trong việc phát hiện sớm các biến động về rừng và đất lâm nghiệp (phần mềm Vtools mapinfo); ứng dụng công nghệ để phát hiện sớm các điểm cháy rừng. Những ứng dụng trên giúp cảnh báo, phát hiện sớm những bất thường, cập nhật chính xác biến động về rừng, những khu vực bị mất rừng để xác định nguyên nhân, kịp thời ngăn chặn.
Trong chăn nuôi, Bình Định đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trực tuyến toàn tỉnh. Trong lĩnh vực trồng trọt, ứng dụng phần mềm sâu bệnh trên rau; sử dụng ứng dụng “Thuốc bảo vệ thực vật” trên điện thoại thông minh về điều tra, chăm sóc sâu bệnh hại trên cây trồng.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản cũng được triển khai, như: thu thập dữ liệu chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản gồm nhiệt độ, độ mặn, độ pH, DO, kiềm... bằng các đầu dò cảm biến tự động trong quá trình sản xuất tôm; cảnh báo online các giải pháp kỹ thuật khi chất lượng nước không đạt theo yêu cầu.
Đặc biệt, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Viễn thông Bình Định cập nhật phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định. Phần mềm gồm các chức năng chính như giám sát điều hành, thu thập thông tin, kế hoạch ứng phó thiên tai, phương án ứng phó, báo cáo thiệt hại, giám sát khu neo đậu…Phần mềm giúp theo dõi sơ tán dân, chi tiết của 404.787 hộ gia đình/1.483.649 nhân khẩu.
Bên cạnh đó, Sở nông nghiệp Bình Định cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn sử dụng phần mềm cho công chức phòng chống thiên tai cấp huyện, xã các sở, ngành liên quan và đến nay đủ khả năng thực hiện thành thạo các thao tác trên phần mềm; đồng thời hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác đưa nhóm mặc hàng nông sản chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia trang thông tin sản phẩm tỉnh lên sàn thương mại điện tử như: Postmart; voso…
Ông Chương cho biết, việc cập nhật và quản lý hồ sơ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện trực tuyến trên cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp của Cục Trồng trọt. Đến nay, tỉnh đã cấp được 7 mã số vùng trồng với diện tích 53,8 ha cho lạc, rau, dưa lê, bưởi.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, việc áp dụng chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp tỉnh. Sản phẩm được đưa lên sản thương mại điện tử đã giúp nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, … có thêm một kênh bán hàng mới, giúp quảng bá sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn, tăng lượng hàng hóa bán ra. Sản phẩm được quảng bá rộng rãi đến khách hàng; giảm chi phí qua khâu trung gian…
Việc cấp, quản lý mã số vùng trồng phục vụ truy xuất nguồn gốc giúp ngành nông nghiệp theo dõi, giám sát được quá trình sản xuất để tạo ra nông sản. Những ứng dụng trong phương thức sản xuất giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân.
Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định cho biết, Sở đã ban hành nhiều kế hoạch về chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh. Mới đây nhất là Kế hoạch số 19/KH-SNN về Chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025.
Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, hiện nay Sở NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành NN&PTNT để xây dựng kế hoạch, phương án, giải pháp triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, khai thác hiệu quả các nền tảng số quốc gia, tăng cường ứng dụng các phần mềm quản lý văn bản điện tử, chữ ký số, đảm bảo an toàn thông tin, 100% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần thuộc lĩnh vực NN&PTNT được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động …
Trong thời gian tới, để chuyển đổi số trong nông nghiệp mang lại nhiều kết quả hơn, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền về vai trò và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hiện nay; đẩy mạnh tiến độ xây dựng hệ thống dữ liệu nông nghiệp, bao gồm dữ liệu về đất đai, cây trồng, vật nuôi, vùng canh tác; khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp số hóa quy trình sản xuất, hướng tới tích hợp và minh bạch hóa sản phẩm bằng hệ thống đọc mã QR; nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận, giới thiệu công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Phạm Thiện và nhóm PV, BTV