“One Leg Challenge - Đứng một chân” đang trở thành hiện tượng mới trên mạng xã hội. Chiến dịch hiện thu hút hơn 60.000 người hưởng ứng,àolưuĐứngmộtchânthayđổinhậnthứcphòngđộtquỵcủaquýôngtuổkèo thẻ vàng chia sẻ clip và thảo luận trên mạng xã hội. Tại các tòa văn phòng AB Tower, Saigon Trade Center..., gần 1.000 dân công sở tham gia ngay tại nơi làm việc. Với mức độ lan tỏa lớn, trào lưu vẫn chưa thể hạ nhiệt bởi 3 lý do dưới đây. Thử thách đơn giản, dễ thực hiện “One Leg Challenge” có luật chơi đơn giản, những người tham gia sẽ phải đứng bằng một chân trong vòng 60 giây, ghi hình lại rồi tung lên mạng xã hội, thách thức 3 người khác làm việc này trong vòng 24h. Chính điều này đã tạo ra hiệu ứng số nhân, khiến trào lưu đứng một chân lan truyền chóng mặt trên Internet. Thử thách chỉ yêu cầu người chơi tranh thủ một phút nơi công sở, đứng một chân như động tác yoga. Tuy nhiên, nhiều nam giới đã sáng tạo thêm các tư thế vui nhộn như đứng đọc sách, nhảy cò, tâng bóng, thậm chí ca sĩ Hoàng Bách còn đứng múa võ và bắt chước tư thế ngủ đứng bằng một chân của chim hồng hạc... Tác dụng hiệu quả với sức khỏe tim mạch “One Leg Challenge - Đứng một chân” dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người mắc bệnh tim mạch, đàn ông mỡ máu, dân văn phòng stress... Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) đã nghiên cứu tác dụng phát hiện nguy cơ đột quỵ của thử thách 60 giây này trên 1.400 người, tuổi đời trung bình đến 67. Theo đó, những người không đứng được quá 20 giây đều có nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Đứng một chân cũng được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo như bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ đơn giản ngay tại nhà. Hơn cả một trào lưu làm cho vui, thử thách đã khiến nhiều người trước nay chưa hề thăm khám tim mạch phải giật mình lo ngại về căn bệnh “đến bất ngờ và đi đột ngột”. Đột quỵ không có dấu hiệu sớm, khó có thể chữa trị, tỷ lệ tử vong lẫn tàn phế cao hàng đầu. Chúng ta chỉ biết đến đột quỵ khi cơn tai biến gõ cửa bản thân, ghé thăm người nhà, nhưng lúc đó muốn cứu chữa thì đã quá muộn. Thông điệp bảo vệ sức khỏe tim mạch tuổi 40 Sự thật là các ca đột quỵ thường rơi vào nhóm tuổi ngoài 40, đàn ông nhiều hơn nữ giới. Do vậy, thử thách “Đứng một chân” muốn truyền đi thông điệp nhân văn, nhắc nhở cánh mày râu tuổi tứ tuần sớm thăm khám sức khỏe tim mạch, điều chỉnh lại lối sống, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, san sẻ áp lực với bạn đời... để ngừa đột quỵ. Một trong những người đầu tiên hưởng ứng trào lưu, anh Tuấn Kiệt (41 tuổi) cho rằng thử thách thể hiện vốn hiểu biết sức khỏe và tính nhân văn cộng đồng. Từ lúc chia sẻ clip tham gia, không biết tự bao giờ đứng một chân đã trở thành thói quen của anh trong lúc chờ pha cafe, đứng tán dóc với đồng nghiệp hay đứng rửa bát phụ vợ... “Mỗi lần đứng một chân, tôi lại nghĩ về những người thân đã mất do đột quỵ, nhắc nhở mình bớt nhậu, bớt thuốc lá, bớt ôm việc về nhà... 40 tuổi mà vẫn chạy theo lối sống cũ, thì nửa đời người còn lại khó có thể sống tiếp khỏe mạnh bên gia đình, tận hưởng thành quả mình đã tích lũy bao năm qua”, anh Kiệt cho hay. Chiến dịch đang góp phần làm gia tăng nhận thức của cộng đồng về căn bệnh đột quỵ nguy hiểm, ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ người nổi tiếng, sếp lớn văn phòng lẫn nhân viên trẻ cũng tham gia để lan tỏa hashtag #Thuthach1phutcongso, #OneLegChallenge... Những người hưởng ứng nhận thức rõ, họ đang chia sẻ cảm xúc tích cực và mục tiêu giúp mọi người phòng ngừa đột quỵ sớm hơn. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ và phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu. Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Doãn Phong