Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm Đại học Quốc gia TPHCM_kết quả giao hữu quốc tế u19

Cùng tham gia với đoàn còn có ông Nguyễn Hồ Hải,ưởngBanTuyêngiáoTrungươngthămĐạihọcQuốkết quả giao hữu quốc tế u19 Phó Bí thư Thành ủy; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.

 

{keywords}
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (bên phải) trao tặng ảnh Bác Hồ cho PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương, đánh giá ĐH Quốc gia TP.HCM đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế là trung tâm đại học hàng đầu của đất nước với nhiều thành tựu nổi bật trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển và chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới.

“Tôi rất vui khi biết rằng, liên tục 3 năm gần đây, ĐH Quốc gia TP.HCM đã vinh dự đứng trong nhiều bảng xếp hạng đại học tốt nhất khu vực và Châu Á. Nhiều nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của trường đạt những giải thưởng danh giá, được vinh danh trên trường học thuật quốc tế” - ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM và cán bộ, giảng viên, sinh viên đã khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm việc nghiên cứu, học tập không bị gián đoạn, ngay cả khi dịch bệnh ở thời điểm căng thẳng nhất. Đồng thời huy động nhân lực, tài lực, trí lực để hỗ trợ cộng đồng, cùng ĐH Quốc gia TP.HCM trong phòng chống dịch.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định và đặt nhiều kỳ vọng vào tầm nhìn, sự dẫn dắt của ĐH Quốc gia TP.HCM, cùng với hệ thống giáo dục đại học nước nhà, sẽ tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; không ngừng đổi mới, tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục thu hút được đội ngũ tài năng, bao gồm cả giảng viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu.

Kiến nghị xây dựng và ban hành chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học 

{keywords}
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh đặt tại Trường Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ, thời điểm dịch bệnh căng thẳng, đã có 1.300 thầy cô giáo của ĐH Quốc gia TP.HCM tình nguyện làm công tác dọn dẹp, chuẩn bị cơ sở vật chất bàn giao Ký túc xá và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh làm khu cách ly, bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Gần 50.000 lượt người đã được cách ly, điều trị ở đây trong đợt dịch vừa qua. Ngoài ra, các thầy cô giáo còn hỗ trợ cho 5.595 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên ở quê bị kẹt lại TP.HCM.

Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị với Ban Tuyên giáo trung ương cần sớm xây dựng và ban hành chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, trong đó có phân tích, dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao cho mỗi giai đoạn, đề xuất kinh phí đầu tư của Nhà nước để đào tạo nhóm lao động này.

Bên cạnh đó, sớm xây dựng và triển khai cơ chế đặt hàng đào tạo, nhất là các ngành khoa học công nghệ, khoa học cơ bản đối với các trường đại học. PGS.TS Vũ Hải Quân đề nghị giao cho ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, ĐH Quốc gia TP.HCM mong muốn được thành lập cơ quan báo chí để các tạp chí khoa học thành viên thuộc hệ thống tạp chí phát triển khoa học và công nghệ ĐH Quốc gia TP.HCM được phát triển ngang tầm nhiệm vụ.

Dịp này, 2 tập thể của ĐH Quốc gia TP.HCM vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; nhiều tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ TP.HCM phòng chống dịch Covid-19. ĐH Quốc gia TP.HCM cũng trao học bổng cho sinh viên khó khăn học giỏi và chính thức trao quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh.

Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh sẽ được giao sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM với diện tích mặt bằng 540m² bao gồm phòng thí nghiệm BSL-2, phòng thí nghiệm SHPT, văn phòng phụ trợ, xây dựng khu vực nuôi động vật, phòng sạch sản xuất pilot…

Tổng giá trị tài sản đầu tư và thực hiện nghiên cứu dự kiến cho trung tâm trong giai đoạn 2021-2026 là 145 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của ĐH Quốc gia TP.HCM và đối ứng của Trường ĐH Quốc tế (37 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021-2030 trung tâm sẽ phát triển trở thành đơn vị nghiên cứu xuất sắc về các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật trong khu vực Đông Nam Á với đội ngũ nhân lực chuyên môn trên 60 người, trong đó ít nhất 10 giáo sư/phó giáo sư, 15 cán bộ có trình độ tiến sĩ, và cơ sở vật chất hiện đại đủ chuẩn an toàn sinh học đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Ngọc Linh