Betway

Tin thể thao 24H Lý Phước: Cháy bỏng đam mê nghệ thuật cải lương tuồng cổ_kết quả áo

Lý Phước: Cháy bỏng đam mê nghệ thuật cải lương tuồng cổ_kết quả áo

 “Đến giờ này,ýPhướcCháybỏngđammênghệthuậtcảilươngtuồngcổkết quả áo tôi vẫn đang nối nghề của tổ nghiệp bằng tình yêu mãnh liệt của hát bội, của cải lương tuồng cổ. Hạnh phúc hơn khi những đứa con của tôi cũng đang theo nghề của cha ông đi trước bằng tình yêu và nhiệt huyết của tuổi trẻ…”. Đó là tâm sự về nghề - nghiệp cải lương tuồng cổ của thầy Lý Phước, Trưởng đoàn tuồng cổ TX.Dĩ An, một người cha đang có 3 người con theo đuổi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

 Duyên nợ với nghề

Ngược thời gian, thầy Lý Phước tự hào kể cho chúng tôi nghe về ông, cha mình theo nghề hát bội, cải lương tuồng cổ một cách say sưa. Ông nói, trước 1975, cha ông - cố nghệ sĩ Út Chành, đã từng được giới mộ điệu cải lương tuồng cổ yêu mến qua các vai để đời như: Đổng Kim Lân trong vở “Đường về san hậu” hay còn gọi là “Thứ 3 san hậu”; Cao Hoài Đức trong vở “Lưu Kim Đính”… trong đoàn hát bội Tài Đức, nổi danh một thời.

Cậu bé Lý Phước lúc đó cất tiếng khóc chào đời ngay trong đoàn hát. Tuổi thơ của ông vì thế cũng gắn bó với cải lương tuồng cổ. Loại hình nghệ thuật này đã ngấm sâu trong máu thịt ông một cách tự nhiên. Lớn dần, Lý Phước bắt đầu tham gia các vai diễn nho nhỏ như: quân sĩ, danh hài… Sau này, ông đảm nhiệm nhiều vai diễn để lại ấn tượng mạnh như Tề Thiên trong vở “Điều Huê nữ hạ sa”; Tạ Vân trong vở “Thứ 3 san hậu”…

Thầy Lý Phước (bìa trái) truyền nghề cho các học trò thế hệ thứ 3, thứ 4

Năm 1982-1985, anh thanh niên Lý Phước vác balô lên đường làm nghĩa vụ quân sự tại Campuchia. Khi trở về, ông tiếp tục theo đuổi niềm đam mê cải lương tuồng cổ với mơ ước thành lập một đoàn hát riêng. Thế nhưng, ước mơ ấy không phải dễ thực hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thiếu đội ngũ kế thừa có thể đủ sức thực hiện những vở tuồng khác nhau một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất. Và rồi vợ ông, nghệ sĩ hát bội “thứ thiệt” Kiều Hạnh của đoàn tuồng cổ Huỳnh Long xưa là người đã tiếp thêm động lực, giúp Lý Phước thực hiện ước mơ của mình.

Thầy Lý Phước vốn giỏi về vũ đạo, hình thể, múa, đánh, dáng đi, dáng đứng… Trong khi đó, cô Kiều Hạnh lại là người rất có duyên dáng sân khấu và cũng điêu luyện ở kỹ thuật biểu diễn, tâm lý nhân vật. Cả hai đã cùng “song kiếm hợp bích”, đào tạo ra dàn diễn viên như mong muốn để làm bước đệm cho việc hình thành đoàn hát sau này.

Mãi đến năm 2010, đoàn hát của thầy Phước Lý mang tên đoàn Tuồng cổ TX.Dĩ An mới ra đời, quy tụ một đội ngũ những nghệ sĩ trẻ yêu cải lương tuồng cổ được ông chiêu mộ, hay trực tiếp truyền nghề.

Hậu sanh khả úy

Hiện nay, thầy Phước Lý ít khi biểu diễn trên sân khấu bởi đội ngũ kế thừa của thầy hiện có là 3 cặp đào - kép vừa trẻ, vừa thông minh và đặc biệt là rất yêu nghề. Tất cả cùng gọi thầy Lý Phước là “ba” rất trìu mến và ngọt ngào như những câu hát họ vẫn thường biểu diễn trên sân khấu. Thầy Phước bộc bạch: “Tôi có một nguyên tắc truyền nghề rất riêng, không phải ai đến học cũng nhận. Lúc nào cũng phải có người thân đến gửi thì tôi mới nhận…”.

Nói về những lớp học trò của mình, thầy Lý Phước vui vẻ hồ hởi hẳn lên. Thầy thuộc từng tên, từng lứa học trò của mình, xem họ như con, cháu trong gia đình. Thầy kể một mạch từ “lứa” thứ nhất đến “lứa” thứ tư, một loạt các tên như: Thiên Phúc, Bích My, Khánh Thông, Trọng Tuấn, Hoàng Diệu, Phương Dung, Tiến Hải… cho đến những em mới theo thầy một mùa như Xuân Thắm, Kim Lan, Lê Thanh, Thùy Lan… Tất cả đều được thầy Lý Phước yêu thương và trân trọng bởi chính tình yêu nghề của những bạn trẻ này. Mỗi em đến với đoàn của thầy là một câu chuyện khác nhau. Song tất cả đều có một điểm chung đó là có đủ đam mê để “bám nghề”.

Theo lời kể của thầy Phước, hầu hết các bạn trẻ đến với đoàn đều đã có công việc ổn định. Vậy mà chỉ qua một vài lần xem hát, các bạn tự quyết định xem đây là nghề chính và bắt đầu học tập nghiêm túc. Thầy Phước có nhắc đến những cái tên như Hoàng Diệu (giáo viên mầm non), Minh Tuấn (sinh viên)… Ban đầu, họ chưa biết gì cải lương tuồng cổ, nhưng khi xem đoàn biểu diễn vài lần, họ đâm ra “mê” rồi xin thầy được học nghề. Với sự ham học hỏi và tình yêu lớn dành cho nghệ thuật cải lương tuồng cổ, chỉ qua một vài mùa phục vụ khán giả, giờ đây các bạn đã trưởng thành lên rất nhiều, trở thành những đào, kép chánh trong đoàn.

Thầy Phước còn tự hào chia sẻ về hai học trò đặc biệt của mình là Trọng Tuấn và Hạnh Tiên. Trọng Tuấn là cậu học trò thông minh. Tuấn từng có kiến thức cơ bản trong trường Sân khấu điện ảnh TP.Hồ Chí Minh. Giờ đây, chính thầy Phước đôi khi còn phải học ngược lại em những cái hay để bổ sung vào “giáo án” của mình trong quá trình truyền nghề. Với sự thông minh và đặc biệt nghiêm túc với nghề, Tuấn được thầy Phước rất yên tâm khi giao vai. Hiện tại, Tuấn cũng là “đàn anh” trong đoàn. Trong khi đó Hạnh Tiên chính là “quả ngọt” của tình yêu giữa thầy Lý Phước và cô Kiều Hạnh. Hạnh Tiên nghe hát từ bé và cũng rất mê hát, nhưng mẹ không cho hát vì sợ con mình phải vất vả, phải bôn ba như ba mẹ. Song trong một lần đoàn thiếu diễn viên, Hạnh Tiên trở thành diễn viên đóng thế và cô hoàn thành vai diễn xuất sắc. Thế là duyên nợ với cải lương tuồng cổ lại về với chính cái gọi là “con nhà nòi”. Hiện tại, Hạnh Tiên đang đầu quân cho đoàn hát Đồng Nai. Năm 2014, cô đã đạt huy chương bạc giải triển vọng trẻ toàn quốc tổ chức tại TP.Cần Thơ. Hạnh Tiên chia sẻ: “Có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài thừa hưởng kinh nghiệm của cả ba lẫn mẹ, thì sự khổ luyện và đam mê của người nghệ sĩ là rất cần thiết để giúp họ đoàn vượt qua những khó khăn và gắn bó với nghề”.

Trả ơn tổ nghiệp

Với thầy Lý Phước, có được sức khỏe để đưa đoàn đi lưu diễn nhiều nơi, đưa nghệ thuật cải lương tuồng cổ đến với công chúng, chính là được trả nợ với tổ nghiệp. Hơn nữa, để duyên, nợ mãi song hành, thầy Phước cũng phải hết sức nghiêm túc nghiên cứu, đặc biệt là tuồng tích, nhằm giữ chân giới mộ điệu. Với những tích tuồng cũ, thầy phải “biện tuồng”, tức viết lại lời văn sao cho dễ nghe, dễ hiểu và thật sự dễ đi vào lòng người. Đến thời điểm này, thầy Lý Phước đã soạn lại được 37 tích tuồng, trong đó có 15 vở đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cấp phép biểu diễn. Đây là tín hiệu đáng mừng của đoàn Tuồng cổ TX.Dĩ An.

Ngoài ra, để ghi nhận công ơn của cấp lãnh đạo TX.Dĩ An, nơi đón nhận đoàn có chốn đi về “hợp pháp” trong hoạt động nghề nghiệp… thầy Phước đã cùng đoàn quyết tâm góp sức mình trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Với sự am hiểu tích tuồng xưa, hiện tại trên đất Dĩ An, thầy đã cùng với cấp lãnh đạo cho tu sửa lại các miếu, chùa… bằng chính công đức của mình. “Đây là những việc cần phải làm để cho tôi cùng các em trả ơn với tổ nghiệp. Còn sức khỏe là chúng tôi sẽ còn theo nghề và còn cống hiến cho nghệ thuật cải lương tuồng cổ”, thầy Lý Phước tâm sự.

Hiện nay, đoàn Tuồng cổ TX.Dĩ An của thầy Lý Phước thường xuyên lưu diễn nhiều nơi. Trong suốt hành trình ấy, thầy càng hạnh phúc vì có sự đồng hành của người con trai rất thạo nghề trong vai trò nhạc công chính cho đoàn. Ngoài ra, thêm một người con trai nữa của thầy cũng giữ vai trò nhạc công chính tại đoàn cải lương Trần Hữu Trang. Như vậy với thầy Lý Phước, gia đình có 4 đời đam mê nghệ thuật cải lương tuồng cổ ấy cũng đã là trọn vẹn nghĩa tình với tổ nghiệp rồi.

 SONG ANH

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap