Nhói tim cảnh cậu học sinh giỏi đến trường trên lưng bạn_soi keo juve

- Không thể đi lại được,óitimcảnhcậuhọcsinhgiỏiđếntrườngtrênlưngbạsoi keo juve hễ va chạm vào những vật cứng là xương của Nam sẽ bị gãy làm đôi. Nhưng vượt lên tất cả, Nam vẫn đến lớp đều đặn mỗi ngày.

Phạm Văn Nam, học sinh lớp 7C, trường THCS Thủy Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) sinh ra trong một gia đình nghèo, có 3 anh em.

Từ nhỏ, Nam đã mắc trong mình bệnh xương thủy tinh. Hễ mỗi lần vận động mạnh là xương bị gãy và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể liền lại được.

7 năm đi học là chừng ấy thời gian Nam đến trường trên đôi lưng của bố mẹ và bạn bè. Thế nhưng, không phụ lòng mọi người, năm học nào cậu cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, xuất sắc.

 

{keywords}

Mang trong mình 2 căn bênh quái ác, nhưng Nam rất lạc quan và chăm học.

Nam có sở thích chơi cờ và đam mê tin học. Năm học 2012-2013, Nam đã dành giải nhất các cuộc thi cờ tướng, cờ gánh, cờ vua… do nhà trường tổ chức.

Anh Phạm Văn Túy (bố Nam) chia sẻ: “Nhìn những đứa trẻ khác có thể chạy nhảy, đạp xe tới trường tôi lại không cầm nỗi lòng. Tôi chỉ mong nó đi lại được bình thường là mãn nguyện lắm rồi”.

Nghĩ rằng, nếu có đi học thì cũng chẳng có tương lai nên bố mẹ Nam đã bảo em nghỉ học khi Nam vừa học xong chương trình tiểu học. Hiểu được tâm trạng của bố mẹ, Nam đồng ý. Nhưng gần tới ngày khai trường, thấy bạn bè trong xóm chuẩn bị sách vở, áo quần để chuẩn bị cho năm học mới, Nam lại âm thầm ngồi khóc. Thương con, vợ chồng anh Túy đã đồng ý tiếp tục cho em theo học.

Nam tâm sự: “Lúc đầu cứ đến lớp là em sợ. Em sợ các bạn trêu, sợ những lúc em di chuyển bằng tay các bạn lại cười lên. Lúc đó, em chỉ muốn bỏ học.”

Cặp mắt ngấn nước, lặng một lúc Nam lại tiếp tục câu chuyện của mình: “ Em cảm thấy vui hơn khi đến lớp có sự động viên của thầy cô, và đặc biệt là em có bạn Kỳ. Bạn ấy là “ đôi chân” của em ở trường”.

Quá nhiều nghịch cảnh

Trước đây, Nam có thể di chuyển bằng tay, nay thì việc đi lại của hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Ngày 2 lượt, bố mẹ Nam lại phải thay nhau chở đi, đón  về. Đến lớp mọi sinh hoạt đi lai của Nam phải dựa vào bạn bè.

Thầy Lê Văn Hiệp, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Chúng tôi thương à rất cảm phục em Kỳ. Mọi hoạt động của Nam ở lớp đều trông cậy vào Kỳ. Có những buổi bố mẹ Nam đến đón muộn, Kỳ là người ở lại sau cùng với Nam. Kỳ không chỉ xách cặp sách, bồng bế Nam vào lớp mà còn sẵn sàng cõng Nam đi “ sinh hoạt” khi cần”.

 

{keywords}

Đã 4 năm  nay, mỗi lần đến lớp em Phạm Quốc Kỳ là người bạn đã thay “ đôi chân “ cho Nam

Năm 2010, hai vợ chồng anh Túy chạy vạy vay được ít tiền đưa con đi khám, nhưng cả hai đã chết lặng khi bác sỹ thông tin: “Cháu còn bị bệnh tim”.

“Nó đã quá thiệt thòi lắm rồi. Với căn bệnh xương thủy tinh thì coi như tương lai của nó đã hết. Giờ lại thêm căn bệnh tim nữa thì làm sao nó đủ sức bây giờ”- anh Túy nghẹn ngào.

Mặc dù mang trong người 2 căn bệnh quái ác nhưng Nam hết sức lạc quan. Nhìn Nam đến trường, mọi người ai cũng cảm thương cho cậu học trò còn quá nhỏ nhưng đã phải hứng chịu quá nhiều nghịch cảnh.

“Em rất thích học tin. Em muốn giống như Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng để có thể vừa tự lo cho mình, có thể đỡ đần cho bố mẹ và giúp đỡ mọi người”, Nam bày tỏ.

  • Sỹ Thông

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Anh Phạm Văn Túy, ở xóm 3, xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 0126. 626.3915