Các sở,ângcaohiệuquảcungcấpvàsửdụngdịchvụcôngtrựctuyếkèo nhà cái.de ngành, địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện DVCTT trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thủ tục hành chính đổi giấy phép lái xe (GPLX) do ngành giao thông vận tải (GTVT) cấp là 1 trong 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 của Chính phủ. Để triển khai thực hiện hiệu quả, từ đầu năm 2023, Sở GTVT đã xây dựng và ký quy chế phối hợp với Bưu điện tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận, chuyển trả đổi hồ sơ GPLX ô tô theo hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Phối hợp việc tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX mô tô hạng A1 tại tất cả các bưu cục thuộc Bưu điện tỉnh, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn, giúp người dân giảm bớt thời gian và chi phí đi lại.
Điểm thuận tiện nhất là người dân khi có nhu cầu đổi GPLX chỉ cần thao tác nộp hồ sơ trực tuyến tại nhà hoặc đến cơ sở bưu điện gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện thủ tục đổi GPLX, được nhận kết quả tại nhà theo yêu cầu mà không cần đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để thực hiện TTHC này.
Ngoài ra, khi thực hiện đổi GPLX theo hình thức trực tuyến sẽ được giảm mức phí là 20.000 đồng/GPLX theo quy định tại Thông tư số 63/2023/TTBGTVT ngày 16/10/2023 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Đến nay sở đã thực hiện việc tiếp nhận, chuyển trả kết quả đổi GPLX ô tô theo hình thức trực tuyến được hơn 500 hồ sơ và hơn 6.000 hồ sơ GPLX mô tô loại bì giấy. Với việc triển khai dịch vụ bưu chính công ích đã tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Hiện tỉnh Quảng Trị đã triển khai Hệ thống thông tin giải quyết TTHC trên cơ sở hợp nhất hệ thống một cửa điện tử tỉnh với cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh.
Hệ thống đã thực hiện chuyển đổi IPv6, đã kết nối hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (gọi tắt là hệ thống EMC) và kết nối với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.
Quảng Trị hiện đang cung cấp 1.197 DVCTT toàn trình và 562 DVCTT một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, cung cấp 777 DVCTT toàn trình và 207 DVCTT một phần trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan hành chính nhà nước 3 cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 150.969 hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, trong đó đã giải quyết 140.394 hồ sơ (giải quyết đúng và trước hạn 140.061 hồ sơ, quá hạn 309 hồ sơ).
Ngày 10/7/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố chất lượng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Theo đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Quảng Trị đạt mức độ C và xếp thứ 4, sau các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nghệ An.
Nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chức năng, tính năng kỹ thuật Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các sở, ban, ngành, địa phương có dịch vụ công thiết yếu rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ TTHC để lựa chọn, cung cấp DVCTT.
Thực hiện đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước trung gian không cần thiết, các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện.
Rà soát, hoàn thiện các điều kiện để phục vụ tốt nhất việc cung cấp và sử dụng DVCTT. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết trong tiếp nhận, xử lý TTHC.
Đối với cán bộ, công chức làm việc tại các trung tâm hành chính công và bộ phận một cửa, cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp lựa chọn, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Xử lý và phản hồi kịp thời các thông tin cho người dân, doanh nghiệp liên quan đến thành phần hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí.
Ngoài ra, các tổ công nghệ số cộng đồng, điểm bưu điện của các xã, phường, thị trấn phát huy hơn nữa vai trò trong phổ biến, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ người dân thực hiện việc giải quyết TTHC trực tuyến...
Cung cấp DVCTT là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số, hướng đến phục vụ người dân tốt hơn.
Việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT không chỉ cần sự nỗ lực của các cấp chính quyền mà mỗi người dân, doanh nghiệp cần tăng cường nhận thức, tin tưởng, hiểu rõ lợi ích của dịch vụ công mang lại, mạnh dạn sử dụng các dịch vụ công do cơ quan, đơn vị cung cấp.
Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc, hệ thống phần mềm, nâng cao chất lượng DVCTT, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Theo THANH TRÚC(Báo Quảng Trị)