Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Outlook - VIO) diễn ra hôm nay 31/10,ứtrưởngPhanTâmDoanhnghiệpFintechsẽgópphầnhiệnthựchóachủtrươbotafogo sp lấy chủ đề “Định hình tương lai Fintech Việt Nam”.
Phát biểu trong phiên khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT dẫn Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ hiện thực hóa được chủ trương "Make in Viet Nam". Ảnh: H.Đ |
Nghị quyết đặt mục tiêu “tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đầy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước”.
Đồng thời Nghị quyết cũng xác định một trong các nhiệm vụ là “tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao trong đó bao gồm lĩnh vực tài chính ngân hàng”.
Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế với hàng triệu giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mỗi giờ. Chính vì vậy việc áp dụng thành công các công nghệ số để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa rất to lớn, có thể mang lại hiệu quả theo cấp số nhân đối với toàn bộ hoạt động kinh tế.
Mặt khác, với quy mô giao dịch như vậy, lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng là một thị trường nội địa đủ Iớn để cho hàng nghìn doanh nghiệp Fintech phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025.
Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ hiện thực hóa được chủ trương "Make in Viet Nam": sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam. Đây là con đường phát triển tất yếu để Việt Nam có ngành tài chính, ngân hàng không chỉ hiện đại mà còn tự chủ.