3 nguy cơ rủi ro khi vay ngân hàng mua nhà trả góp_kq cup dan mach

1. Rủi ro lãi suất

Đây là rủi ro lớn nhất mà khách hàng có nguy cơ gặp phải khi mua nhà trả góp mà không tìm hiểu kỹ về khoản vay cũng như chính sách cho vay của ngân hàng. Tâm lý đi vay ai cũng mong được lãi suất thấp nhất,ơrủirokhivayngânhàngmuanhàtrảgókq cup dan mach tuy nhiên lãi suất thấp luôn kéo theo nhiều điều kiện và chưa chắc đã an toàn.

Hầu hết khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất ưu đãi trong giai đoạn đầu tiên mà không biết rằng hết kỳ hạn đó, lãi suất sẽ được “thả nổi”, thay đổi tùy theo biên độ và quy định của từng ngân hàng. Kể cả con số cho vay lãi suất 0% tưởng “béo bở” nhưng hết thời hạn hỗ trợ có thể tăng tới 10 - 12%, nếu người mua không đủ khả năng tài chính sẽ rất dễ sa lầy trong nợ.

Đó là chưa kể thời hạn vay càng dài thì khoản trả gốc mỗi tháng càng ít và số lãi phải trả cuối kỳ càng cao. Tuy nhiên, không tính toán mà vội vàng chọn khoản vay ngắn hạn cũng khiến nhiều người bị stress vì áp lực chi trả, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập không ổn định sẽ rất khó để trả hết nợ gốc và lãi chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy, người mua phải tìm hiểu xem lãi suất gói vay đó áp dụng như thế nào, chọn thời hạn vay ra sao để đảm bảo khả năng chi trả.

3 ngôi nhà và hình mũi tên minh họa vay mua nhà trả góp


Rủi ro lãi suất là điều người mua phải cân nhắc cẩn trọng trước khi vay mua nhà trả góp. Ảnh minh họa: Internet

  1. 2. Rủi ro tài chính

Rủi ro này thường xuất phát từ việc khách hàng xác định khoản vay mua nhà chưa hợp lý hoặc không đọc kỹ các điều khoản trước khi ký kết hợp đồng vay tiền ngân hàng. Việc vay nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nguồn vốn hiện có cũng như khả năng chi trả của mỗi người. Tuy nhiên, nếu ngân sách hạn hẹp mà vẫn cố vay một khoản lớn để mua nhà to, người mua rất dễ rơi vào “bẫy” tài chính do tự mình đặt ra.

Theo các chuyên gia, để hạn chế tối đa áp lực chi trả, người mua nên chọn gói vay sao cho việc trả nợ chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập trong tháng. Sau khi vay tiền, người mua phải cân đối thu chi hàng tháng đồng thời lên kế hoạch chi tiết lộ trình trả nợ để tránh rủi ro “lãi mẹ đẻ lãi con”.

Không đọc kỹ hợp đồng vay tiền ngân hàng cũng khiến nhiều người mua bất ngờ gặp rắc rối và phải trả một khoản tiền không nhỏ vì tất toán trước hạn. Cụ thể, do quá mệt mỏi vì những khoản nợ phải đều đặn chi trả hàng tháng, nhiều người quyết định trả dứt nợ trước thời hạn trong hợp đồng với ngân hàng. Kết quả là bị ngân hàng phạt thanh toán trước hạn, với số tiền phạt được tính theo công thức: (Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn) x (Số tiền trả trước).

Trong đó, tỷ lệ phí trả nợ trước hạn là phần trăm sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng, số tiền trả trước là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ). Như vậy, tỷ lệ phí trả trước hạn càng cao thì người vay phải trả số tiền phạt càng lớn.

1 ngôi nhà và phía trước là những chồng tiền xu giá trị lớn dần


Không đọc kỹ hợp đồng vay tiền ngân hàng có thể khiến khách hàng rơi vào rủi ro tài chính khi mua nhà trả góp. Ảnh minh họa: Internet

  1. 3. Rủi ro pháp lý

Trong trường hợp người mua đã tính toán cẩn thận các vấn đề tài chính, không lo rủi ro lãi suất hay việc trả nợ thì một rủi ro khác vẫn có thể xuất hiện, liên quan đến vấn đề pháp lý dự án như:

- Người mua nhà đã đặt cọc, nộp tiền mua theo đúng tiến độ, nhưng sau đó, dự án bị treo. Lý do có thể là chủ đầu tư không thể gom đủ số tiền huy động vốn, hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự… nên không thể tiếp tục thực hiện dự án. Để tránh rơi vào tình trạng này, người mua cần tìm hiểu kỹ về dự án và chủ đầu tư (tên tuổi, uy tín, kinh nghiệm…), đặc biệt không chủ quan mua nhà theo tâm lý đám đông để rồi hối không kịp.

- Người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền nhưng chưa nhận đủ giấy tờ nhà. Điều này sẽ gây khó khăn cho những người mới mua nhà xong nhưng cần tiền nên muốn bán gấp. Khi đó, việc giao dịch sẽ gặp bất lợi vì chẳng ai đủ tin tưởng và muốn mua một căn hộ chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý.

- Người mua thiếu kinh nghiệm, kiến thức pháp luật trong khi hợp đồng mua bán căn hộ tồn tại nhiều kẽ hở, không rõ ràng các điều khoản như diện tích sử dụng, tiện ích chung/riêng, tổng số tiền cần thanh toán đã bao gồm phí bảo trì hay chưa… Để hạn chế tối đa rủi ro này, người mua cần tìm hiểu những kiến thức pháp luật cần thiết liên quan việc mua nhà để có thể đọc, hiểu hợp đồng, hoặc nhờ đến các dịch vụ pháp lý, người có kinh nghiệm tư vấn thêm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo thanhnienViet

Biến động nhà đất 4 năm mới gặp, ‘bắt đáy’ hay găm tiền chờ giảm giá?

Biến động nhà đất 4 năm mới gặp, ‘bắt đáy’ hay găm tiền chờ giảm giá?

 Theo Bộ Xây dựng, trong 3 tháng đầu năm 2020 lượng giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm xuống tiền để “bắt đáy” nhưng cũng có nhiều người tin rằng giá bất động sản còn giảm sâu…