Betway

Tin thể thao 24H Tâm sự của thầy giáo chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mới_ty le keo y

Tâm sự của thầy giáo chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mới_ty le keo y

Trước thềm năm học mới,âmsựcủathầygiáochuẩnbịbướcvàokhaigiảngnămhọcmớty le keo y không chỉ học sinh mà các thầy cô giáo cũng ấp ủ những kỳ vọng riêng. Dù đứng trước những khó khăn, thử thách, họ vẫn hy vọng vào một năm học mới tràn đầy năng lượng, thành công, được thấu hiểu, hỗ trợ...

Thầy Trương Công Một, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam): Mong tuyển đủ giáo viên

Do đặc thù là trường dân tộc bán trú với 10 điểm trường, hiện nay việc thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc khiến tôi rất trăn trở về chất lượng khi triển khai chương trình GDPT mới. Các điểm trường của Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập đều thiếu giáo viên “môn phụ”, buộc giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiệm dạy cả Mỹ thuật, Âm nhạc dù không được đào tạo chuyên sâu. Không có chuyên môn, sao có thể dạy tốt được? 

Tôi ví dụ như giáo viên chủ nhiệm chỉ có thể giới thiệu cho học sinh về môn Âm nhạc chứ làm sao dạy các em hát, dạy các nhạc cụ hay đơn giản là các nốt nhạc... Tương tự với môn Mỹ thuật, giáo viên chủ nhiệm không thể dạy các em vẽ một cách thuần thục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề then chốt là chuyên môn của giáo viên phải tốt, khi không có giáo viên không thể kỳ vọng chất lượng tốt.

Năm học mới sắp đến, tôi mong huyện sẽ tuyển dụng đủ giáo viên ở tất cả các bộ môn để học sinh không bị thiệt thòi.

quang nam1.jpeg
Điểm trường Tu Lung, Trà Tập thuộc Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập. Ảnh: NVCC.

Cô Lê Thị Mai Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Việt Hồng: Mong trường có nhân viên y tế

Trường Mầm non Việt Hồng (huyện Bắc Quang, Hà Giang) hiện có hai điểm trường với gần 200 học sinh, trong đó có 120 em ăn bán trú tại trường. 

Mỗi điểm trường đều có một tủ thuốc, nhưng lại không có nhân viên y tế nên các thầy cô phải "tay ngang" làm nhiệm vụ thăm khám, hỗ trợ y tế cho học sinh.

Gần như năm nào nhà trường cũng có học sinh bị ốm và giáo viên phải gọi điện cho trạm y tế rồi đưa học sinh tới khám. Tuy nhiên, lực lượng y tế tuyến xã còn ít, cơ sở vật chất thiếu thốn nên có khi thầy cô phải đưa học trò tới bệnh viện huyện, mất khá nhiều thời gian. Nếu như có nhân viên y tế, sẽ không phải qua nhiều khâu như vậy.

ha giang11.jpeg
Trường Mầm non Việt Hồng. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, trong các mùa dịch cúm, sởi, giáo viên quá vất vả khi thầy cô vừa phải chăm sóc, cho học sinh ăn ngủ, vừa kiêm nhiệm kiểm tra sức khỏe cho các em. Học sinh vùng cao vốn đã rất thiệt thòi, nếu có nhân viên y tế, các em sẽ được theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời những lúc ốm đau.

Cô giáo Lan Hương (Thanh Hóa): Chỉ mong được yên tâm đi dạy

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm 2 vào năm 2014, tôi về công tác tại quê nhà ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Tính tới lúc rút hồ sơ để chuyển hẳn về quê chồng (Thanh Hóa), tôi là giáo viên biên chế được 9 năm 2 tháng. 

co giao Lan Huong1.png
Cô giáo Cấn Lan Hương khi còn là giáo viên tại một trường ở ngoại thành, Hà Nội năm 2021. Ảnh: NVCC. 

Sau nhiều năm vợ chồng mỗi người một nơi do tính chất công việc, năm 2018, tôi quyết định đưa cả hai con về Thanh Hóa, quê chồng, để các cháu được học gần nhà. Cũng từ đây, tôi bắt đầu hành trình chật vật xin chuyển công tác. Suốt gần 5 năm, tôi đã nộp hồ sơ nhiều lần tại Thanh Hóa với hy vọng được chuyển về gần gia đình nhưng lần nào cũng trục trặc. Vậy là, hai con ở quê nội với bố, tôi dạy tại quê ngoại, cứ chiều tối thứ 6 bắt xe khách về Thanh Hóa thăm chồng con, chiều tối chủ nhật lại có mặt ở huyện ngoại thành Hà Nội để chuẩn bị ngày hôm sau đi dạy. 

Thanh Hóa thiếu giáo viên, điều này tôi biết qua thông tin đại chúng và thấy rõ khi hai con đến trường. Năm ngoái, con trai tôi học gần một tháng rưỡi vẫn chưa có giáo viên chủ nhiệm, năm nay con gái thứ hai của tôi vào lớp 1 nhưng chỉ có một trong ba lớp của khối có giáo viên chủ nhiệm, hai lớp còn lại thì chỉ có giáo viên "nhận hộ". Nhà trường nói sắp tới tuyển được giáo viên sẽ phân chủ nhiệm lớp nhưng không rõ khi nào. Trong khi đó, tôi nhiều lần nộp hồ sơ nhưng vẫn không thể xin được đi dạy tại quê chồng.

Cuối năm 2023, tôi quyết định xin nghỉ việc tại Hà Nội dù biết điều này rất rủi ro, nhưng tôi không muốn tiếp tục sống xa con. Sau khi rút hồ sơ, tôi thất nghiệp 7 tháng, phải xoay qua mở lớp dạy tiền tiểu học, luyện chữ cho trẻ trong vùng và buôn bán thêm đồ biển để san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng.

Tới hôm nay, tôi đã nhận được quyết định dạy hợp đồng cho một trường cấp 2 gần nhà, trong lòng vẫn rất hồi hộp. Tôi sẵn sàng bắt đầu lại và chấp nhận mức lương thấp, chỉ mong được đứng lớp. Đối với tôi, dạy học không chỉ là công việc, mà còn là niềm đam mê và nguồn động viên lớn trong cuộc sống. Tôi chỉ mong năm học mới này, mình sẽ yên tâm trở lại bục giảng, tiếp tục con đường đã chọn.

Thầy An Phú, giáo viên Ngữ văn trường THCS tại quận 1, TPHCM: Mong người làm giáo dục bớt bị "ném đá"

Khi năm học mới đến, rất nhiều thầy cô không thể dự lễ khai giảng với con mình vì còn lo cho nhiều "đứa con" khác trên lớp. Chính tôi, là một giáo viên, ngày con đầu lòng vào lớp 1, chở con đến cổng trường tiểu học, chúc con vài câu, ôm con một cái rồi quay mặt vội vàng bước đi, để con nước mắt ngắn dài vào lớp.

Xót xa đấy, nhưng tôi cũng phải lên trường sớm chuẩn bị cho lễ khai giảng, đón học sinh. Làm nghề giáo, chúng tôi cũng có những hi sinh, thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nhưng không muốn nói ra vì sợ bị nhắc là kể công hoặc nghe câu phản biện “còn nhàn hơn khối nghề trong xã hội”.

thay giao an phu.jpg
Là giáo viên Ngữ văn, thầy giáo An Phú dành nhiều thời gian tại thư viện. Ảnh: NVCC

Thực sự, đầu năm học mới, giáo viên chịu rất nhiều áp lực vô hình.

Đó có thể là áp lực trong mối quan hệ giữa học sinh, phụ huynh. Trong lớp học sẽ có vài học sinh cá biệt, và không loại trừ có phụ huynh cá biệt, khi gặp chuyện nếu không khéo cư xử, học sinh dễ bị tổn thương. Đơn cử như chuyện lắp máy lạnh cho lớp, khi mọi người đã đồng ý, chỉ còn việc chọn hãng máy nào, có phụ huynh đổi ý, đòi kiện nếu ai lắp máy lạnh… Vậy là các con phải chịu học nóng nực cả năm, nhất là ngủ bán trú buổi trưa.

Áp lực thu chi đầu năm không phải chỉ phụ huynh mới thấu… Nhà trường không ép giáo viên chủ nhiệm thu, chỉ nói là nhờ thu giúp, đến hạn có học sinh thiếu là giáo viên sẽ bị nhắc nhở...

Việc quản lí lớp học cũng có thể khiến thầy cô đau đầu. Học trò có thể bày đủ cách để thử thách, thăm dò, nếu giáo viên không bản lĩnh, nề nếp lớp học sẽ khó ổn định. Các ý kiến về chỗ ngồi, về trực nhật, về cán bộ lớp… sẽ được học sinh, phụ huynh chuyển đến thầy cô bất cứ lúc nào. Có nhiều khi giáo viên phải nghe tâm sự đêm khuya của học sinh, phụ huynh đến 1-2h sáng. 

Tiếp đó là áp lực từ thiết bị công nghệ và mạng xã hội. Giáo viên đứng trên bục giảng luôn phải chuẩn mực, tuy vậy mấy ai nắm tay được cả ngày, chỉ cần sơ ý một chút là học sinh quay phim, chụp hình đăng lên mạng xã hội. Khi đó giáo viên có thể bị phê phán dẫn đến trầm cảm. Có một số thầy cô không chịu được áp lực, phải bỏ nghề. 

Cuối cùng là áp lực kinh tế gia đình, đồng lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống, con cái học hành… Đối với thầy cô ở thành phố, chi phí sinh hoạt cao, lương giáo viên ra trường 5 năm chỉ tầm 7 triệu/tháng, chắc chắn không đủ. Dạy thêm thì bị xã hội dị nghị, bàn tán… mà đâu phải ai, môn nào cũng dạy thêm được. Đồng nghiệp của tôi sáng dạy trên lớp, chiều phụ hồ, chạy xe ôm công nghệ không ít. Cần lắm sự chia sẻ và thấu hiểu!

Giáo viên càng gặp khó khăn, áp lực, càng cần những lời động viên để có thêm động lực. Phụ huynh, xã hội nên đặt mình vào vai trò của thầy cô để thông cảm và thấu hiểu hơn. Mọi người nên bình tĩnh và công bằng hơn, không nên vì một vài cá nhân hay hành động cá biệt mà phủ nhận những cống hiến của nghề giáo.

Đối với thầy cô, nguồn năng lượng tích cực để cháy hết mình với nghề là thành công, là nụ cười hạnh phúc của các thế hệ học trò. Trường học hạnh phúc không chỉ học sinh vui vẻ hạnh phúc, thầy cô cũng xứng đáng được hạnh phúc trong ngôi trường thân yêu của mình.

Thầy Nguyễn Công Sở - Hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội): Mong công bằng trong xét tuyển đại học

Điều tôi trăn trở nhất trong năm học mới là vấn đề công bằng trong xét tuyển đại học, đặc biệt khi năm nay, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình GDPT 2018.

Nếu tuyển sinh sớm từ kết quả các cuộc thi đánh giá năng lực hay ưu tiên các chứng chỉ quốc tế, ưu thế thường thuộc về thí sinh ở các thành phố lớn, trong khi học sinh tỉnh lẻ phải gian nan đi thi còn các em vùng sâu, vùng xa thêm thiệt thòi khi hầu như chỉ có thể dựa vào điểm thi tốt nghiệp.

Tôi cho rằng không nên dùng học bạ xét vào ĐH, CĐ cũng như dùng học bạ cộng điểm xét tốt nghiệp để tránh tạo ra sự bất công với học sinh. Tôi được biết, có nhiều trường hợp học sinh được xét tuyển theo phương thức học bạ đỗ một số trường đại học nhưng chỉ sau một năm học, có em không thể theo được chương trình do kiến thức và năng lực yếu, cuối cùng phải thi lại vào trường khác, ngành khác.

Hơn 20 triệu học sinh cả nước chuẩn bị vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ lớn

Hơn 20 triệu học sinh cả nước chuẩn bị vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ lớn

Năm học tới, ngành Giáo dục đối mặt với những thách thức lớn. Đây cũng là năm học đánh dấu việc triển khai Chương trình GDPT 2018 hoàn tất chu trình với các lớp học cuối cùng.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap