Giữ bí quyết 3 đời, góa phụ rủ bạn thân làm loại bánh kiếm bộn tiền tết Đoan ngọ_kq uefa nations league
Lò bánh gia truyền 3 đời
Quanh khu vực quận 5,ữbíquyếtđờigóaphụrủbạnthânlàmloạibánhkiếmbộntiềntếtĐoanngọkq uefa nations league quận 6, quận 11 (TPHCM), đặc biệt là khu người Hoa vào những ngày cận tết Đoan ngọ, các lò bánh bá trạng (bánh ú bá Trạng) đều tất bật, nổi lửa từ sáng đến khuya.
Anh Dương Khoan Bôi sống ở quận 5, cho biết: “Khu vực này có nhiều lò bánh bá trạng nhưng ngon có tiếng là bánh của bà Cầm trên đường Lão Tử, phường 11.
Bà Cầm ngâm kỹ nếp và đậu rồi mới gói nên vừa ăn. Gia đình tôi ăn thử mấy chỗ mà không nơi nào ngon bằng ở đó”.
Theo hướng dẫn của anh Bôi, PV VietNamNettìm đến lò bánh bá trạng của bà Lý Vỹ Cầm (64 tuổi, số 52B đường Lão Tử, phường 11, quận 5). Lò bánh nằm trong con hẻm nhỏ. Ở đó, bà Cầm đang tất bật hoàn thành những chiếc bánh thơm ngon.
Lò bánh bá trạng của gia đình bà Cầm có thâm niên hơn 40 năm. Bí quyết làm bánh được truyền qua 3 đời.
Mỗi năm, vào dịp tết Đoan ngọ, lò bánh của bà Cầm lại nổi lửa liên tục, chưa lần nào lỡ hẹn.
Năm nay, từ mùng 3/5 âm lịch, bà Cầm đã ngưng nhận đơn bánh bá trạng vì còn nợ hơn 300 chiếc. Lò bánh của bà chỉ có hai người làm nên không thể đáp ứng hết sức mua của khách hàng. Thậm chí, nhiều người đã tranh thủ đặt bánh của bà Cầm từ tết Đoan ngọ 2023.
Bà Cầm cho biết, nếu như mâm cúng tết Đoan ngọ của người Việt không thể thiếu bánh tro, bánh ú lá tre thì người Hoa thường dâng lên thần linh, tổ tiên bánh bá trạng.
Bánh bá trạng xuất phát từ cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng chính là bánh ú. Nếu nhìn từ bên ngoài, bánh có hình dáng giống như bánh ú, nhưng kích thước lại to hơn. Nhân bánh và cách chế biến cũng khác biệt với bánh ú lá tre, bánh tro…
“Người Hoa xem tết Đoan ngọ là phong tục kỷ niệm ngày mất của Khuất Nguyên. Ông là nhà thơ yêu nước nhưng không nhận được sự trọng dụng.
Khi hay tin nước nhà bị xâm chiếm, ông căm phẫn nên đã nhảy xuống sông quyên sinh đúng vào ngày mùng 5/5 âm lịch.
Người dân hay tin nên chèo thuyền trên sông, thả ống tre có gạo bên trong xuống sông với niềm tin làm vậy thì cá sẽ không ăn mất xác của ông.
Sau đó, để tưởng nhớ ông Khuất Nguyên, người đời dùng lá tre gói gạo nếp thành hình dạng 5 chóp và đặt tên bánh bá trạng”, cô Cầm thông tin.
Mỗi gia đình người Hoa đều có bí quyết riêng để làm ra bánh bá trạng thơm ngon, được truyền qua nhiều đời.
Lò bánh của bà Cầm cũng được tiếp nối, giữ vững thương hiệu với bí quyết từ bà nội chồng. “Mọi thứ tôi làm quen tay hết rồi nên làm cái nào là ra y chang nhau từ hương vị đến độ nặng, nhẹ”, bà Cầm chia sẻ.
Đôi bạn thân túc tắc kiếm tiền
Chồng mất sớm, con cái đi làm ăn xa, bà Cầm lủi thủi làm bánh một mình suốt mấy chục năm. Sau này, bà rủ bạn thân Diệp Lệ Trân (58 tuổi, ngụ Phường 11, quận 5) đến nhà phụ gói bánh vào dịp tết Đoan ngọ.
Ngày thường, bà Trân bán quần áo, còn bà Cầm bán đồ chay ở chợ. Bà Trân gói bánh phụ bà Cầm gần 20 năm.
“Hai gia đình thân thiết, thường xuyên qua lại. Đến mùa Đoan ngọ, bà Trân đều qua phụ tôi gói bánh. Dù không máu mủ ruột thịt nhưng chúng tôi xem nhau như chị em, bạn bè thân thiết”, bà Cầm tâm sự.
Trong khoảng 1 tuần gói bánh, bà Trân đến nhà bà Cầm vào lúc 8h và ra về đúng bữa cơm tối. Hai bà cứ túc tắc, vui vẻ làm bánh với nhau. Người gói, người cột dây, canh lửa luộc bánh. Căn nhà buồn tẻ trở nên rộn ràng, ấm áp mùa tết Đoan ngọ.
Bà Cầm cho biết, mỗi năm, bà phải đặt lá tre, lá chuối trước khi làm bánh. Nếu đặt trễ, thiếu lá thì xem như thất hẹn với khách hàng. Các nguyên liệu tôm khô, đậu xanh, hạt sen, nấm đông cô, lạp xưởng, lòng đỏ trứng muối… đều phải đặt ở mối quen.
Công đoạn tốn thời gian nhất trong quá trình làm bánh bá trạng là ngâm gạo, đậu xanh đủ thời gian. Chỉ khi đảm bảo thời gian ngâm, bánh thành phẩm mới ngấm, mềm và thơm đậm đà.
Mỗi ngày, bà Cầm đi chợ từ 5h để mua loại thịt tươi ngon, chất lượng. Sau khi sơ chế, bà đem thịt ướp gia vị gia truyền, rồi chuyển sang chuẩn bị các nguyên liệu khác.
Theo truyền thống, bánh bá trạng của người Hoa sau khi gói xong sẽ có 5 góc nhọn. Tuy nhiên, bánh do bà Cầm gói lại có kiểu hình vuông, thoạt nhìn rất dễ nhầm lẫn với bánh chưng.
Bà Cầm giải thích: “Bánh gói theo kiểu cũ nhỏ quá, khách ăn không đã thèm. Thế nên, tôi đổi sang gói bánh hình vuông.
Tôi vẫn gói bánh bằng lá tre, đảm bảo hương vị đặc trưng. Để bánh vuông vắn, tôi dùng thêm lá chuối gói một lớp ngoài cùng”.
Gói xong, bà Cầm cột bánh thành xâu (1 xâu khoảng 5 cái), rồi mang đi luộc trong 8 tiếng. Cuối cùng, bà vớt bánh ra, treo lên cho ráo nước.
Một mùa tết Đoan ngọ, bà Cầm và bạn thân gói gần 1.000 chiếc bánh bá trạng. Vậy mà, nhiều khách đến mua bà vẫn không còn hàng để bán.
Bà Cầm cũng rất biết chiều lòng khách hàng, sáng tạo thêm nhiều loại nhân khác nhau.
Với các loại nhân bào ngư, sò điệp, bà Cầm mất nhiều thời gian chế biến hơn. Để có nhân bánh bào ngư, bà Cầm phải ngâm nguyên liệu vào nước và để ngăn mát tủ lạnh 2 ngày. Tiếp đó, bà đem bào ngư đã ngâm hầm với dầu hào trong 4 tiếng đồng hồ.
Với nhân sò điệp, bà ngâm nguyên liệu trong nước để ngăn mát tủ lạnh một đêm, rồi xào khử mùi với rượu.