Ngoài những bức tranh đang còn sở hữu,ểnlãmthờigiancủahọasĩLêVănNhườngười chơi ngoại hạng anh nhiều tác phẩm khác trong triển lãm, ông mượn lại từ Bảo tàng này, các nhà sưu tập khác. Triển lãm là sự giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động và phong cách của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 1/8/2020. |
Lê Văn Nhường bén duyên với hội họa từ những ngày đầu tiên sau giải phóng 1975 khi được tham gia CLB Mỹ thuật Nhà văn hóa thiếu nhi Huế và được họa sĩ Đặng Mậu Tựu chỉ dạy cho đến nhiều năm sau này... Năm 1991, ông xin ra khỏi Quân đội và theo học ĐH Mỹ thuật, tốt nghiệp năm 1996.
Họa sĩ Lê Văn Nhường đã đến Trường Sa, đến cực Nam, đến biên giới phía Bắc... đi nhiều và vẽ nhiều nhưng mảnh đất miền Trung vẫn là đề tài chính như: Miền nắng miền gió, Miền gió cát, phù sa... và Huế vẫn được thể hiện nhiều nhất như: Mưa, Trăng, Tiếng thời gian, Dấu tích, Thời gian, Nắng…
Họa sĩ Lê Văn Nhường vẽ với nhiều phong cách, trường phái khái nhau qua nhiều giai đoạn nhưng tựu trung vẫn là một Lê Văn Nhường rất Huế, đằm thắm trong ý tưởng cũng như ngôn ngữ hội họa.
Với 46 tác phẩm được thể hiện ở nhiều chất liệu như sơn dầu, acrylic, như: Nhớ Đà Lạt được vẽ từ năm 1994 và mới nhất là Chân dung Tôn Nữ, Nắng vẽ tháng 5-6/2020... ông hy vọng người xem sẽ đón nhận.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 1/8/2020.
Tình Lê
Triển lãm kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ động vật hoang dã – Bảo vệ cuộc sống của chúng ta là chuỗi hoạt động triển lãm tranh, ảnh, clip, thi viết... do 40 em học sinh Hà Nội thực hiện vừa đã khai mạc ngày 26/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.