- Ông VĨNH XUYÊN,ảmnhậntừnhậtkýThếhệHồChínhan dinh keo nha cai hom nay nhà giáo ở xã Tân Định, Bến Cát: “Báo BìnhDương đã làm một việc chí nghĩa, chí tình”...
Đó là ý kiến của ông Vĩnh Xuyên, nhà giáo nghỉ hưu hiện ở xãTân Định, Bến Cát. Ông là một nhà giáo tham gia trong Câu lạc bộ những ngườikháng chiến Tiểu ban Giáo dục tỉnh Thủ Dầu Một (xưa) nhân đọc loạt bài nhật ký“Thế hệ Hồ Chí Minh” trên báo Bình Dương. Ông cũng chia sẻ niềm vui khi biết đãtìm ra tên tuổi và thân nhân của liệt sĩ...
Trong 2 ngày 11 và 12-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã longtrọng tổ chức “Kỷ niệm 50 năm giáo dục thời kỳ chống Mỹ ở miền Nam từ1962-2012” tại Tỉnh ủy Tây Ninh. Thành viên của Câu lạc bộ những người khángchiến Tiểu ban Giáo dục tỉnh Thủ Dầu Một năm xưa do đồng chí Lê ThanhHiệp làm trưởng đoàn cùng 24 thành viên đã về tham dự. Tôi vinh dự được thamgia cùng các bạn năm xưa...
Chương trình chung của chúng tôi là tiếp bước hành trình vềnguồn, về tận nơi chiến khu xưa là B3 Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục R. ĐoànBộ Giáo dục và Đào tạo cùng các lãnh đạo cắt băng khánh thành bia tưởng niệm B3Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục R, viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tây Ninh nơicó 13 liệt sĩ nhà giáo của tỉnh Bình Dương an nghỉ...
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận Báo Bình Dương đã làm mộtviệc vô cùng ý nghĩa. Đó là Báo Bình Dương đã nhận cuốn nhật ký “Thế hệ Hồ ChíMinh” của một nữ chiến sĩ đã bị chôn vùi cho đến nay đã gần 50 năm tại xã TânMỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Đây là cuốn nhật ký mang nặng tình yêu quê hương đất nước,một tấm lòng son sắt hướng về Đảng, về Bác Hồ, một tấm lòng khát khao cống hiếncho sự nghiệp cách mạng. Quyển nhật ký đã được nguyên Chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam Nguyễn Minh Triết ghi cảm nhận của mình như sau: “Tôi thật sự xúc động, tựhào và khâm phục khi đọc những dòng nhật ký này. Nhớ lại Nguyễn Văn Trỗi, ĐặngThùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc... cùng lứa tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết, họđã sống, chiến đấu xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân... Tôi học tập nhiều ở nhữngcon người bình dị mà cao cả; tâm hồn của họ luôn trẻ trung trong sáng; lý tưởngcách mạng như ngọn đuốc rực cháy trong tim gan; họ hết lòng yêu thương đồngchí, đồng bào; tính tự giác, tự phê bình, tự chịu trách nhiệm nghiêm túc sâu sắc...Tôi mong muốn và tin tưởng thế hệ trẻ hôm nay sẽ học tập và tiếp nối lý tưởngcủa thế hệ đi trước một cách xuất sắc. Đó chính là lý tưởng của Đảng, của BácHồ và của cả dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam XHCN giàu mạnh, sánhvai cùng bè bạn năm châu”.
Bản thân tôi cũng mong Báo Bình Dương sẽ in thành tập sáchtrao tặng nội dung cuốn nhật ký này cho đoàn viên thanh niên.
Tôi cũng mong nhậnđược quyển sách trọn vẹn tất cả các kỳ viết lần trước và lần này như một kỷniệm đáng quý của mình, để nhắc mình nhớ về những năm tháng tuổi trẻ, hào hùngđã qua.
- Cựu chiến binh NGUYỄN CHÍ MƯU, ở phường Phú Hòa, TP.TDM: Đólà món quà vô giá cho gia đình
Là một cựu chiến binh, tuy có thời gian trực tiếp chiến đấu khôngnhiều nhưng tôi cảm nhận được sự ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước. Bao thế hệ thanh niên đã nằm lại lòng đất trong khi họ có biết bao ướcmơ, hoài bão.
Tôi còn nhớ năm 1969, khi ấy tôi tròn 18 tuổi. Theo lời tổngđộng viên, tôi và rất nhiều thanh niên lên đường đi B (đi vào Nam) chiến đấu.Khí thế lên đường luôn hừng hực, thời đó bản thân tôi chỉ sợ không được đi bộđội, chứ không phải sợ chết, sợ khổ vì mình quá nhẹ cân (chỉ 42kg) sợ không đủsức khỏe. Rất may, tôi đã được chọn.
Và trên đường đi B, trong hành trang mỗi người đều có cuốnnhật ký để ghi lại những kỷ niệm một thời oanh liệt. Rất tiếc đến nay, tôikhông còn giữ được nhật ký của riêng mình, cũng như những kỷ vật gì của thờichiến để làm kỷ niệm. Nhiều khi nghĩ lại thấy tiếc và tự an ủi mình rằng: “Mạngsống của mình chính là món quà vô giá”. Vì vậy, với những người lính như chúngtôi thì cuốn nhật ký, những tấm ảnh… đó là một tài sản vô giá. Chúng tôi càngvui mừng hơn khi biết nhật ký “Thế hệ Hồ Chí Minh” đã tìm được chủ nhân của nó.Đây là món quà vô giá dành cho gia đình, người thân. Họ sẽ cảm thấy ấm lòng vàtự hào về người nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung - người dì, người chị… đã hysinh vì tự do của Tổ quốc.
Q.NHƯ - T.THẢO (ghi)