Bi kịch cuộc đời nữ bác sĩ da màu khôi phục thị lực hàng triệu người_giải u19 pháp
TS Patricia Bath là một nhân vật nổi bật trong lịch sử y học Mỹ. Bà nổi tiếng vì những đóng góp đột phá cho ngành nhãn khoa và ủng hộ nhiệt thành cho công bằng trong lĩnh vực y khoa.
Muốn làm bác sĩ, không chịu làm y tá
Patricia Era Bath sinh năm 1942, tại khu dân cư Harlem, thành phố New York (Mỹ) trong gia đình có cha là lái xe tàu điện ngầm và mẹ làm quản gia.
Bà có một khởi đầu khiêm tốn trong bối cảnh xã hội được định hình bởi định kiến chủng tộc và chênh lệch kinh tế xã hội sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã khao khát kiến thức và tò mò về sự phức tạp của cơ thể con người.
Bath thường nói rằng, chính mẹ đã khơi dậy niềm đam mê khoa học của bà bằng cách mua cho bà một bộ dụng cụ hóa học khi bà còn là một đứa trẻ.
“Tôi muốn đóng vai và làm theo các nhà khoa học. Khi chọn vai y tá hay bác sĩ, tôi không muốn đóng vai y tá. Tôi muốn trở thành người cầm ống nghe, người tiêm thuốc, người chịu trách nhiệm chính”, theo Tạp chí Times.
Bất chấp nghịch cảnh, Bath vẫn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp top đầu trường trung học Charles Evans Hughes, Bath bắt đầu hành trình của mình tại Đại học Howard và lấy bằng cử nhân Hóa học và Vật lý vào năm 1964.
Khi mới tốt nghiệp trường y, làm thực tập sinh tại Bệnh viện Harlem và sau đó là phòng khám mắt tại Đại học Columbia, bà nhận thấy sự khác biệt về các vấn đề về thị lực giữa nhóm bệnh nhân người da đen và người da trắng.
Những quan sát này đã đưa bà đến nhận định rằng tỷ lệ mù lòa ở người da đen cao gấp đôi so với người da trắng. Phát hiện này đã thúc đẩy cam kết suốt đời của bà nhằm mang lại dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng cho những người yếu thế, theo The New York Times.
Phát minh khôi phục thị lực nhân loại
Sau khi TS Bath chuyển đến Los Angeles, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong khoa nhãn khoa tại Viện Mắt Jules Stein tại Đại học California tại Los Angeles. Bà phải làm việc ở tầng hầm cạnh phòng thí nghiệm động vật.
“Tôi không nói đó là phân biệt chủng tộc hay phân biệt giới tính. Tôi chỉ đấu tranh vì cho rằng mình cần một không gian văn phòng chấp nhận được”.
Đỉnh cao trong những nỗ lực không mệt mỏi của Bath là phát minh mang tính đột phá của bà: Máy dò Laserphaco.
“Khi bà hình dung ra một phương pháp sử dụng công nghệ laser để loại bỏ bệnh đục thủy tinh thể vào năm 1981, ý tưởng của bà đã tiên tiến hơn cả công nghệ hiện có vào thời điểm đó”. Bà đã mất gần 5 năm để hoàn thành nghiên cứu, thử nghiệm để nó hoạt động và xin cấp bằng sáng chế.
Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Mỹ nhiều lần ca ngợi thành tích của TS Bath, nhận định rằng công việc của bà đã “giúp khôi phục và cải thiện thị lực cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới”.
Được coi là một công cụ mang tính cách mạng để điều trị đục thủy tinh thể một cách chính xác và ít xâm lấn, thiết bị này đã báo trước một kỷ nguyên mới của phẫu thuật, thay đổi cuộc sống của vô số người bị suy giảm thị lực.
Phá vỡ những rào cản hệ thống và cố hữu
Bất chấp tác động “địa chấn” từ phát minh của mình, TS Patricia Bath vẫn phải vật lộn với các định kiến thể chế và chủ nghĩa phân biệt giới tính cố hữu.
Khi tiến hành nghiên cứu dẫn đến bằng sáng chế đầu tiên của mình, Bath phải “nghỉ phép” ở Châu Âu để thoát khỏi sự phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính trong giới khoa học và học thuật Mỹ. Ngay cả khi thành công, thành tích của bà cũng không được mọi người tôn vinh.
Tuy vậy, bà đã chọn đứng lên thách thức thực trạng. “Không được chấp nhận”, Bath nói với Tạp chí Times.
Ngoài những đổi mới mang tính đột phá, di sản lâu dài của Patricia Bath còn nằm ở cam kết không ngừng nghỉ của bà trong việc thúc đẩy sự nghiệp công bằng sức khỏe.
Năm 1976, bà là người sáng lập Viện phòng chống mù lòa phi lợi nhuận của Mỹ nhằm nâng cao sức khỏe thị giác thông qua sàng lọc, điều trị và giáo dục tại cơ sở.
Bath đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của các cộng đồng chưa được quan tâm đầy đủ, ủng hộ việc tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và chăm sóc mắt có chất lượng.
TS Bath cũng ủng hộ nhiệt thành giáo dục toán và khoa học cho trẻ em gái. Bà nói với Time rằng, mục tiêu cuối cùng của bà là tạo ra một sân chơi bình đẳng đến mức người ta sẽ coi sự nghiệp của bà không phải là ngoại lệ duy nhất. Bất kỳ phụ nữ trẻ nào có đam mê đều có thể thành công.
“Tôi làm được thì những người phụ nữ da màu khác cũng làm được”.
Năm 2001, TS Bath ghi tên mình vào lịch sử với tư cách là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận được bằng sáng chế y tế cho phát minh của mình. Việc nắm giữ 5 bằng sáng chế củng cố di sản của bà là người tiên phong và hàng đầu trong lĩnh vực y học Mỹ.
Tử Huy - Thủy Tiên
Bi kịch thần đồng sau biến cố, lang thang và ăn xin suốt 14 nămTRUNG QUỐC - Từng là học sinh xuất sắc, ở tuổi 18, Tào Dương thi đỗ đại học top đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, sau những biến cố cuộc đời, anh lựa chọn cuộc sống lang thang và ăn xin suốt 14 năm.