Ông Vương Tấn Việt không liên quan đến việc Hiệu trưởng ĐH Luật_kq bong da c2

Mới đây,ÔngVươngTấnViệtkhôngliênquanđếnviệcHiệutrưởngĐHLuậkq bong da c2 ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành quyết định cho PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh thôi giữ chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Luật theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 19/8, đồng thời giao PGS.TS Trịnh Tiến Việt, phó hiệu trưởng nhà trường làm phó hiệu trưởng phụ trách cho đến khi có quyết định mới.

Sau khi đăng tải thông tin, nhiều bình luận cho rằng việc xin từ chức của TS Quế Anh liệu có liên quan đến sự việc lùm xùm của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Được biết, ông Vương Tấn Việt có nghi vấn chưa tốt nghiệp cấp 3 nhưng đã bảo vệ luận án tiến sĩ thành công vào tháng 9/2021, đồng thời có bằng tiến sĩ chỉ trong vòng vỏn vẹn 2 năm (trong khi theo quy định của pháp luật thì thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ là “tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học).

Tuy nhiên, nơi ông Việt được đào tạo và cấp bằng tiến sĩ luật là Trường Đại học Luật Hà Nội, chứ không phải Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Do đó, việc TS Quế Anh thôi chức vụ hiệu trưởng không liên quan tới sự việc của ông Việt.

Năm 2017, ông Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khoá 1 trình độ đại học luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường ĐH Luật Hà Nội mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, TPHCM. Hai năm sau đó, ông được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân với loại giỏi và tiếp tục trúng tuyển nghiên cứu sinh khoá 25B. Đến năm 2021, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Luật Hà Nội.

Hiện nay, bên cạnh những trường đại học chính quy tập trung đào tạo ngành luật, nhiều trường đại học cũng đào tạo ngành luật như một xu thế chung. Tính đến hiện tại, có gần 20 cơ sở đại học tại Hà Nội đào tạo ngành luật, gồm: Trường Đại học Luật Hà Nội,  Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội,  Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,  Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Học viện Chính sách và Phát triển, Học viện Biên phòng, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội...

Năm 2024, học phí các trường đào tạo ngành luật cao nhất 181 triệu đồngNăm 2024, học phí các trường đại học đào tạo ngành luật ở mức khá cao. Trong đó, Trường ĐH Luật TP.HCM có mức học phí ngành cao nhất là 181 triệu đồng/ năm.