Liên tiếp nổ bình chữa cháy trong ô tô chứng minh 'sáng kiến ngược'?_tỉ lệ kèo 88.com

Theêntiếpnổbìnhchữacháytrongôtôchứngminhsángkiếnngượtỉ lệ kèo 88.como thông tin từ báo chí, ít ngày sau khi Thông tư 57 của Bộ Công an về việc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô đã có nhiều trường hợp bình chữa cháy nổ trong ô tô. Điều này đã được nhiều chuyên gia dự đoán. Tuy nhiên, điều mà nhiều người lo lắng là nếu trang bị bình chữa cháy theo quy định mà bị nổ bình chữa cháy thì ai là người chịu trách nhiệm.

Ảnh minh họa bình chữa cháy trong xe ô tô

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Tp Hà Nội), để truy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần làm rõ nguyên nhân vụ nổ đó. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lỗi của nhà sản xuất bình chữa cháy; lỗi do sử dụng, bảo quản của người sử dụng. 

Ngoài ra, có thể do những nguyên nhân khác như người dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Có nhiều quan điểm cho rằng cơ quan ban hành văn bản quy định trang bị bắt buộc bình chữa cháy phải bồi thường nếu đã loại trừ những nguyên nhân nêu trên. Tuy nhiên, để khởi kiện cơ quan ban hành văn bản này thiếu tính khả thi theo quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn tố tụng ở nước ta là điều khó. Nếu khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính thì không được bởi Thông tư 57 là văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải là văn bản áp dụng pháp luật. Không phải là văn bản cá biệt nên không thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hiện hành.

Mặt khác, nếu khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự thì cần phải có chứng cứ cụ thể chứng minh lỗi của bị đơn, điều đó sẽ rất khó cho người khởi kiện.

Cũng về vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Phạm Công Út , Văn phòng Luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh) về vấn đề này:

Thưa ông, chỉ sau vài ngày quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy với xe ô tô có hiệu lực, đã có nhiều vụ nổ bình chữa cháy xảy ra. Điều này các chuyên gia pháp luật và kỹ thuật đã khuyến cáo. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Đây là một thách thức thực tiễn đối với quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ quan ban hành quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trong toàn bộ các loại xe ô tô. Trong các bình chữa cháy đều có hướng dẫn cách sử dụng về việc không để ở nơi có nhiệt độ trên 50 độ C, tránh rung lắc, xa tầm tay trẻ em… 

Như vậy, với quy định bắt buộc này, việc tuân thủ của người dân sẽ trở thành… cảm tử. Do đó, có thể đây chỉ là vài vụ nổ bình chữa cháy đầu tiên, hứa hẹn không phải đã là kết thúc.

Về mặt pháp lý, nếu có thiệt hại, các "khổ chủ" bị nổ bình chữa cháy có thể kiện ai?

Tại thời điểm hiện nay thì người dân chưa thể kiện đòi bồi thường về các thiệt hại tài sản, tính mạng do chính sách pháp luật ban hành đã gây ra cho người dân vì luật pháp chưa quy định. 

Tuy nhiên, sau ngày 01/7/2016 thì người dân có thể kiện bất kỳ điều gì dù pháp luật không có quy định; Đồng thời, sau khi gia nhập TPP Việt Nam thì phải theo tinh thần người dân hoặc doanh nghiệp được quyền kiện Chính phủ về những chính sách gây hại cho họ.

Do đó, tôi cho rằng tương lai sau này, không chỉ Thông tư 57/2015 của Bộ Công an về quy định này, và cả những chính sách pháp luật khác đang lưu hành cũng phải rà soát lại tính hợp lý nếu không muốn đối diện với những cuộc kiện tụng tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia, uy tín của nhà nước.

Nếu những "khổ chủ" bị nổ bình chữa cháy trong xe nhờ ông đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ, ông sẵn sàng chứ?

Làm nghề luật sư thì việc kiện ai đó là hoạt động chuyên nghiệp nên không chỉ riêng tôi mà bất kỳ luật sư nào khác cũng sẳn sàng bắt tay vào việc kiện tụng để bảo vệ thân chủ.

Quay trở lại với những phản đối gần đây về việc Thông tư 57 bắt buộc trang bị bình chữa cháy trong xe ô tô đã gây khó cho người dân, ông đánh giá thế nào khi các nước, các hãng ô tô không thiết kế chỗ lắp bình cứu hỏa, không bắt buộc sử dụng bình cứu hỏa trên xe cá nhân mà Việt Nam lại có quy định này?

Sự tiến bộ của nhân loại qua nhiều thế kỷ sáng chế ra chiếc ô tô, người ta đã không thiết kế chỗ lắp bình cứu hỏa mà Việt Nam lại có quy định này. Điều này khiến tôi liên tưởng lại “sáng kiến cải tiến kỹ thuật” từ chiếc ô tô chạy bằng xăng thành chiếc ô tô chạy bằng than củi với cái nồi hơi được thiết kế to đùng nóng bỏng gắn sau xe ô tô cách đây vài thập kỷ của Việt Nam. 

Nhưng lúc đó, là do hoàn cảnh khó khăn đành phải làm thế, còn bây giờ không còn khó khăn nữa thì quy định này như sự “chơi sang”, buộc các xe ô tô lưu hành tại Việt Nam tới đây sẽ phải thiết kế vị trí của chiếc ô tô phải có vị trí lắp đặt bình chữa cháy mini cho khác với nhân loại, nếu không muốn bị phạt vạ.

Xin cảm ơn ông!