Kỳ án nữ sinh viên đại học danh tiếng Trung Quốc bị đầu độc_kết quả cup fa

TheỳánnữsinhviênđạihọcdanhtiếngTrungQuốcbịđầuđộkết quả cup fao CNN, trong một bài viết đăng tải trên mạng xã hội Weibo ngày 23/12, Đại học Thanh Hoa thông báo, Zhu Ling đã qua đời một ngày trước đó, thọ 50 tuổi.

“Zhu Ling đã kiên cường chống chọi với nỗi đau trong nhiều năm. Suốt cuộc đời của Zhu Ling, cô luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và động viên từ nhiều cựu sinh viên, mọi tầng lớp xã hội và nhà trường”, trích thông cáo của Đại học Thanh Hoa. Rất nhiều người đã bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc dưới bài viết của trường.

ky an 2.jpg
Zhu Ling từng là sinh viên tài năng của Đại học Thanh Hoa, đã học thanh nhạc và biết chơi cổ cầm. Ảnh: Xinhua 

Ông Wu Chengzhi, bố của Zhu Ling cũng lên tiếng xác nhận việc con gái đã mất hôm 22/12. Ông  tiết lộ với tờ Southern Metropolis Daily rằng, cô sẽ được án táng ở Bắc Kinh và đám tang được tổ chức vào ngày 24/12.

Cái chết của Zhu Ling đánh dấu việc kỳ án liên quan đến cô vẫn chưa có lời giải sau 30 năm. Những hoài nghi, tranh cãi bắt đầu khi Zhu Ling, cô sinh viên năm thứ 2 xinh đẹp, xuất sắc của khoa Hóa trường Đại học Thanh Hoa bị đầu độc một cách bí ẩn vào năm 1994.

Vào thời điểm đó, cô sinh viên trẻ thường xuyên bị đau bụng, rụng tóc và nhiều triệu chứng khó hiểu khác. Cô đã phải chịu đựng những chứng bệnh kỳ lạ nhiều tháng liền, rồi rơi vào trạng thái hôn mê trước khi căn nguyên gây bệnh được phát hiện.

Theo truyền thông Trung Quốc, kết quả kiểm tra sau đó xác định đây là các dấu hiệu của việc nhiễm độc thallium, một chất cực độc thường được sử dụng trong thuốc diệt chuột và côn trùng. Việc nhiễm độc cuối cùng đã khiến Zhu Ling bị mù, trong khi trí não của cô chỉ còn như một đứa trẻ 6 tuổi.

Bất chấp nhiều nghi ngờ về hành vi chơi xấu và sự vào cuộc của cảnh sát, không có bất kỳ nghi phạm nào từng bị bắt giữ.  

ky an 1.jpg
Zhu Ling (trái) trước và sau khi bị đầu độc. Ảnh: Zhu Ling Foundation

Theo Tân Hoa Xã, sau vụ đầu độc, cảnh sát đã điều tra một trong những người bạn cùng phòng của Zhu Ling có tên Sun Wei, nhưng sau đó loại bỏ cô gái này khỏi danh sách nghi phạm với lí do thiếu bằng chứng. Song, nhiều người vẫn nghi ngờ Sun Wei được xóa bỏ cáo buộc nhờ gia đình thế lực và có nhiều mối quan hệ.

“Phía trường đại học nói với chúng tôi rằng Sun Wei đang làm nghiên cứu cùng một giáo sư vào thời điểm đó. Như vậy, cô ta là người duy nhất có quyền tiếp cận với thallium", mẹ của Zhu Ling cho hay.

Tuy nhiên, Sun Wei nhiều lần quả quyết trên diễn đàn thảo luận trực tuyến Tianya của Trung Quốc rằng, cô không liên quan đến vụ đầu độc Zhu Ling và bản thân cũng không có hiềm khích hay tư thù gì với người bạn này. Sun Wei nói thêm, cô không phải là sinh viên duy nhất có thể tiếp cận với chất độc thallium.

Năm 2006, Sun Wei kể, gia đình đã thay mặt cô gửi đơn kiến nghị cảnh sát mở lại cuộc điều tra để “tìm ra sự thật”. Đến năm 2013, khi một vụ đầu độc chấn động ở Thượng Hải một lần nữa dấy lên những câu hỏi về trường hợp của Zhu Ling, Sun Wei tái xuất trên diễn đàn Tianya và viết: “Tôi, hơn ai hết, muốn đưa thủ phạm thực sự ra trước công lý”.

Câu chuyện thương tâm của Zhu Ling đã thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, đồng thời làm dấy lên sự phẫn nộ và những lời kêu gọi công lý và trách nhiệm giải trình. Sự ra đi của cô đã trở thành chủ đề được tìm kiếm hàng đầu trên Weibo, với hơn 400 triệu lượt người xem trên mạng xã hội này tính đến chiều ngày 23/12.

“Cô ấy đã rời bỏ chúng ta. Tôi cầu mong cô có một hành trình tốt đẹp! Trên thiên đường sẽ không còn đau đớn nữa!”, trích một ý kiến bình luận về cái chết của Zhu Ling, thu hút hơn 10.000 lượt thích trên Weibo.

Nữ quan tham Trung Quốc nhan sắc 'vạn người mê', chuyên hối lộ tình

Nữ quan tham Trung Quốc nhan sắc 'vạn người mê', chuyên hối lộ tình

Đầu năm 2019, dư luận Trung Quốc xôn xao bởi vụ Khương Bảo Hồng, cựu Phó thị trưởng thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc thừa nhận đã “hối lộ tình” để thăng tiến trong công việc.