Những bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền của Việt Nam_soi kèo quảng nam

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa,ữngbằngchứngxácthựckhẳngđịnhchủquyềncủaViệsoi kèo quảng nam Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tỉnh Bình Dương năm 2016 đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh là hoạt động thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Những bản đồ, ấn phẩm, tư liệu trưng bày tại triển lãm không chỉ củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các bằng chứng lịch sử, pháp lý xác thực khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà còn góp phần bác bỏ những tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển, đảo trên biển Đông.

Triển lãm thu hút nhiều tầng lớp nhân dân đến tham quan, tìm hiểu. Ảnh: H.THUẬN

  Triển lãm giới thiệu một cách mạch lạc, có hệ thống những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, đảo khác ở biển Đông giúp khách tham quan được tiếp cận góc độ pháp lý một cách cơ bản và dễ hiểu. Thông qua việc giới thiệu các bản đồ, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và một số ấn phẩm, triển lãm tiếp tục truyền thông sâu rộng về chủ quyền biển, đảo, hướng đến mục tiêu công luận và công pháp.

Đến với triển lãm, điều mà ai cũng công nhận đó là những bản đồ, hiện vật, tư liệu trưng bày ở đây là những bằng chứng vô cùng giá trị và chính xác khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tư liệu tại triển lãm được nhiều người quan tâm là những tư liệu, bản đồ có liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và công cuộc khai phá, chinh phục và xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập Châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820-1941) đến triều Bảo Đại (1925-1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn. Những tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI-XX) và bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI-XX) ghi nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Những bản đồ này chứng tỏ, từ thế kỷ XVI, các triều đại phong kiến Việt Nam đã khai phá và xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cử người ra 2 quần đảo này khai thác hải vật, đo dạc thủy trình, cắm mốc chủ quyền và lập bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này và những vùng biển, đảo khác trên biển Đông. Việc Việt Nam khai phá và xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được các nhà hàng hải, các nhà địa lý học, thương gia... người phương Tây ghi nhận qua những tấm bản đồ xuất bản ở phương Tây từ thế kỷ XVI-XIX. Trong khi đó, những bản đồ Trung Quốc do phương Tây xuất bản từ thế kỷ XIV-XX và cả những bản đồ Trung Quốc do chính Trung Quốc xuất bản trước đây đã chứng tỏ, Trung Quốc không có liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Giới thiệu về những tư liệu đắt giá trong triển lãm, Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, PhóChủtịch Hội Khoa học Lịch sửViệt Nam cho biết: “Tư liệu thì rất nhiều, nên trong quá trình triển lãm chúng tôi đã lựa chọn, chắt lọc nhằm đưa ra những tư liệu đắt giá nhất để giới thiệu cho toàn dân ta và cả thế giới biết về những tư liệu xác thực, về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ như tư liệu Châu bản triều Nguyễn, có những việc mà nhà vua trực tiếp chỉ đạo cho người đi ra thực thi chủ quyền của mình ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Châu bản thì nước nào cũng có, thậm chí Trung Quốc cũng có nhưng không có nước nào có một trang, một dòng nào nói đến việc thực thi chủ quyền trên các quần đảo ở biển Đông cả, chỉ có Việt Nam mới có. Cho nên, có thể nói, đây là tư liệu độc bản duy nhất và có giá trị lịch sử, pháp lý cao nhất. Thế giới cũng đã công nhận đây là di sản tư liệu ký ức của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cho nên, nó có giá trị lịch sử trong nước và quốc tế rất cao.

Tương tự, tư liệu Mộc bản triều Nguyễn - một bộ sử chính thức của quốc gia do nhà vua trực tiếp chỉ đạo biên soạn. Sau khi biên soạn xong, nhà vua đã trực tiếp chỉ đạo khắc văn in. Mỗi bộ văn in đó như một tác phẩm nghệ thuật rất điêu luyện, đã ghi lại một cách rất cụ thể việc chúng ta thực thi chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào. Không chỉ chúng ta đề cao, mà thế giới cũng công nhận mộc bản này là di sản tư liệu của nhân loại.

Chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn được thể hiện trong những tư liệu của phương Tây, ví dụ như bộ Atlas thế giới do Philippe Vandermaelen nhà địa lý học kiệt xuất xuất bản ở Bruxelles năm 1827... Đây là những tư liệu có giá trị toàn cầu và được cả thế giới sử dụng. Những văn bản này đều là văn bản gốc, vô cùng giá trị mà chúng ta có được và mang ra giới thiệu đến mọi người thông qua triển lãm này...”.

 

HỒNG THUẬN