Đại biểu Quốc hội lo ngại tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước_thứ hạng của parma

Sản xuất côngtơ điện tử thông minh tại Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Trung - CPCIT (Tổng công ty Điện lực miền Trung) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước chưa đạt được kết quả như mong muốn và làm sao để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả nhằm hoàn thành kế hoạch sắp xếp,ĐạibiểuQuốchộilongạitiếnđộtáicơcấudoanhnghiệpnhànướthứ hạng của parma đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề được các đại biểu Quốc hội cùng bày tỏ quan điểm trong phiên thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống Ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 vào ngày 1-11.

Chưa mang tính đột phá

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà tập trung là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) cho rằng, trong 3 năm qua những kết quả bước đầu đạt được đó là sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ; sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, góp phần thay đổi và ổn định nền kinh tế.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá.

Mặc dù trong thời gian qua, doanh nghiệp Nhà nước đã giảm mạnh từ 12.000 doanh nghiệp xuống còn 1.000 doanh nghiệp nhưng với việc hình thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước với các công ty con, công ty cháu... đã làm cho tỷ trọng doanh nghiệp đóng góp vào GDP vẫn ở mức độ cao, chiếm 32%.

Một số khoản đầu tư ngoài ngành đạt hiệu quả thấp, thua lỗ không bảo toàn được giá trị ban đầu. Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, trong công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp.

Chẳng hạn, từ những năm 60 của thế kỷ trước, việc lắp ráp một chiếc ôtô tỷ lệ nội địa chiếm khoảng 40-50%, nhưng đến nay, việc lắp ráp một chiếc ôtô tỷ lệ nội địa chỉ chiếm 10%. Ngành nông nghiệp vẫn phân tán, manh mún, giá trị gia tăng trên mỗi ha mặt đất thấp. Trong cơ cấu các thành phần kinh tế chưa phát huy khả năng của kinh tế tư nhân....

Đại biểu Nguyễn Văn Bình (đoàn Hải Phòng) bày tỏ, việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa phân tích, xác định được cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng doanh nghiệp qua đó có giải pháp tái cơ cấu, phát triển doanh nghiệp mà chủ yếu theo hình thức chuyển giao, sắp xếp, tổ chức lại trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp Nhà nước; chưa xem xét, xử lý một số doanh nghiệp chần chừ trong quá trình triển khai tái cơ cấu để làm gương và tạo áp lực buộc các doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiến độ thoái vốn tại các đơn vị này còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với tổng số vốn đã đầu tư, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được các nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế còn chậm.

Việc thoái vốn tại một số doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gián tiếp ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động đồng thời việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, về đại diện chủ sở hữu nhà nước vẫn chưa nhiều thay đổi; mối liên hệ giữa người đại diện vốn Nhà nước và chủ sở hữu chưa được quy định cụ thể; chồng chéo giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý Nhà nước, quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Công tác sắp xếp lại lao động trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc.

Tránh trông chờ ỷ lại

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Khá, nguyên nhân là do vẫn còn một bộ phận cho rằng Nhà nước cần một số chính sách, cơ chế ưu tiên đối với doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước còn phải sử dụng nguồn tài chính để thực hiện trách nhiệm xã hội, hỗ trợ chương trình giảm nghèo, tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới...

Cơ chế, chính sách trong và sau cổ phần hóa còn nhiều hạn chế; tiêu chí phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các ngành sản xuất-kinh doanh để xác định loại doanh nghiệp cần giữ lại 100% vốn nhà nước, loại doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối, không chi phối hoặc không tham gia cổ phần, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên rất khó xác định. Mặt khác, vẫn chưa có cơ chế rõ ràng, xác đáng theo nguyên tắc thị trường khi xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá đề xuất, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để các Bộ ngành chức năng thực hiện các đề án tái cơ cấu, nhất là chuyển đổi mô hình tăng trưởng của doanh nghiệp Nhà nước; cần xác định danh mục ngành, phạm vi kinh doanh, ngành nghề chủ đạo và ngành nghề liên quan đồng thời tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chủ sở hữu để tránh dựa dẫm chủ quan ý lại xin cho, nâng cao tính công khai minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp.

Cùng với việc phải đổi mới quản trị doanh nghiệp, cần sắp xếp hợp lý, cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành, tinh giảm biên chế và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần quyết tâm hơn nữa không phụ thuộc ngành chủ quản; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa để quá trình tăng trưởng dựa vào tăng tích lũy vốn tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp.

“Đã đến lúc cần mạnh dạn cắt đi cái đuôi của nhóm lợi ích nhưng không buông lỏng chức năng kiểm tra giám sát việc phân bổ sử dụng vốn, phải gắn kết giữa nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn để tăng tính tự chịu trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước. Ngoài ra, cũng cần làm rõ những gì nhà nước không nắm giữ, doanh nghiệp phải là cốt lõi chỉ huy nắm đầu ra sản phẩm để đáp ứng thị trường; tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp cũng như sự bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.” - đại biểu Khá nói.

Các đại biểu Nguyễn Văn Bình và Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, trong thời gian tới để hoàn thành đúng kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước như giao, bán, thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước; chính sách lương trong doanh nghiệp Nhà nước.

Cùng với việc rà soát, hoàn thiện chính sách đối với người lao động dôi dư; thanh lý tài sản không sử dụng, sử dụng không hiệu quả, còn tiến hành các quy trình kiểm kê, đánh giá chất lượng và giá trị tài sản, xác nhận các khoản nợ, xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, rà soát lại để xác định hợp lý kế hoạch và lộ trình cổ phần hóa đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích (như thoát nước, chiếu sáng, công viên, thủy lợi...), thực hiện xã hội hóa tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển./. 

Theo Vietnam+