Từ câu chuyện truyền thông của các studio game
Tại Hội thảo phát triển trò chơi trực tuyến (OGDC) 2014 được tổ chức vừa qua,ữngđiềustudiogameViệtthiếunhưngcóthểkhắcphụkết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, một lần nữa nhắc lại câu chuyện câu chuyện của Flappy Bird, hay hiện tượng game Đuổi Hình Bắt Chữ đang nổi lên trong thời gian gần đây…để khẳng định về chất lượng của các game trên di động Việt Nam hiện nay. Rõ ràng chúng ta đã có game di động ở tầm thế giới và chất lượng các game làm ra không thua kém của nước ngoài.
Và thực tế, các studio game trong nước như Divmob, Tofu Games, B-gate, Joy Entertainment, M.D, Colorbox, Emobi Games, ZoyGame hay Weplay…cũng đã cho ra đời hàng loạt game di động có chất lượng rất cao và nhiều lần xuất hiện ở các vị trí dẫn đầu trong các kho ứng dụng như App Store, Google Play và cả việc phát hành sang Trung Quốc, một nước có nền sản xuất game rất mạnh hiện nay. Tất cả những sản phẩm do các studio trong nước sản xuất, nếu so với các game quốc tế hoàn toàn không thua kém. Thậm chí, rất nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài còn đánh giá rất cao các sản phẩm game di động do người Việt làm ra.
Tuy nhiên, có một thực tế, mặc dù tạo ra những game chất lượng như trên, ngoại trừ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mobile còn biết đến, còn lại đa số người Việt đều không biết rằng trong nước có các studio có thể làm game Việt chất lượng như trên. Nguyên nhân chính, đó là các studio này gần như chưa quan tâm đến vấn đề truyền thông và vẫn chỉ làm vì đam mê là chính.
Đây là một điều đáng tiếc, bởi sau thành công của Flappy Bird, các cơ quan truyền thông trong nước đã có cái nhìn rất khác về game, đặc biệt là các game di động. Họ sẵn sàng ủng hộ tất cả các sản phẩm game do người Việt làm ra, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nó. Việc này được các kênh truyền thông từ chính thống, đến các kênh thông tin về game triển khai trong thời gian dài gần đây và hoàn toàn miễn phí.