Ngoài IELTS, những chứng chỉ Tiếng Anh nào được ưu tiên xét tuyển đại học?_bảng xếp hạng peru

Hiện nay,àiIELTSnhữngchứngchỉTiếngAnhnàođượcưutiênxéttuyểnđạihọbảng xếp hạng peru Hội đồng Anh và IDP - cả hai đơn vị sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam - đều đã hoãn các kỳ thi IELTS khiến nhiều thí sinh, phụ huynh lo lắng, đặc biệt các thí sinh có ý định dùng IELTS để xét tuyển hoặc ưu tiên xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học 2023.

Tuy nhiên, ngoài IELTS, còn một số chứng chỉ Tiếng Anh khác được các trường đại học tính đến trong phương án xét tuyển. Cụ thể là:

TOEFL
 
TOEFL viết tắt của cụm từ tiếng Anh Test of English as a Foreign Language, là bài kiểm tra Tiếng Anh của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS).

Bài thi dành riêng cho những người sử dụng Tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong môi trường học thuật. Điểm số thi TOEFL có giá trị trong 2 năm.

Ngoài chứng chỉ IELTS, các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế điển hình như TOEIC, TOEFL cũng ngày càng được các trường đại học ở Việt Nam ưu tiên

TOEFL có các dạng bài thi như: TOEFL iBT; TOEFL ITP.

Theo Công văn số 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014, công nhận với thí sinh đạt tối thiểu 450 điểm TOEFL ITP sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh và công nhận điểm 10 tốt nghiệp bộ môn này; Đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào và tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học trong nước.

Hiện rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đã quy đổi điểm chứng chỉ TOEFL iBT trong tổ hợp có môn Tiếng Anh xét tuyển đại học. Cụ thể như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất là TOEFL iBT 46-47 được quy đổi là 8 điểm. Nhiều trường cũng ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ TOEFL iBT.

TOEIC

TOEIC viết tắt của Test of English for International Communication là Bài kiểm tra Tiếng Anh giao tiếp quốc tế của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ ETS.

Bài thi TOEIC kiểm tra trình độ Tiếng Anh của một người (người không sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ), từ đó xác định được khả năng sử dụng Tiếng Anh trong môi trường chuyên nghiệp của người kiểm tra.

Thí sinh có thể thi TOEIC 2 kỹ năng (TOEIC reading và TOEIC listening) và TOEIC 4 kỹ năng (reading, listening, speaking, writing).

Tại Việt Nam áp dụng cả hai bài thi TOEIC Listening and Reading và TOEIC Speaking and Writing, đây sẽ là một công cụ đánh giá tin cậy và toàn diện cho cả 4 kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.

Hiện tại, chứng chỉ TOEIC với mức điểm khoảng 450- 750+ đang là yêu cầu đầu ra của nhiều trường đại học ở Việt Nam.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Ngày 16/3/2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bảng quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh

Tại mục 4 Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT đã quy định quy chuẩn quy đổi điểm TOEIC, TOEFL, IELTS sang trình độ tương ứng. Trong đó, điểm IELTS 3.5 đến 4.5 tương đương bậc 3 (B1), IELTS 5.0 đến 5.5 tương đương B2 (bậc 4), IELTS 6.0 đến 6.5 tương đương C1 (bậc 5), IELTS 7.0 đến 7.5 tương đương C2 (bậc 6).
 
Đến thời điểm này đã có một số trường đại học tuyển thí sinh có trình độ theo khung 6 bậc của Việt Nam.

Cụ thể như Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển với các thí sinh có kết quả kỳ thi VSTEP. VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học. Điều kiện để xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh là chứng chỉ VSTEP bậc 5 (tương đương C1), với các ngành còn lại là VSTEP bậc 4 (tương đương B2).

Cần bàn tay Bộ Giáo dục hậu kiểm thi IELTS

Cần bàn tay Bộ Giáo dục hậu kiểm thi IELTS

Theo TS Vũ Thị Phương Anh, lâu nay đã có dư luận về vụ IELTS có thể có vấn đề về bảo mật, vì vậy đã đến lúc Cambridge Assessment không nên trao toàn bộ trách nhiệm cho các đối tác tổ chức kỳ thi là Hội đồng Anh và IDP.