Xin giới thiệu toàn văn Tuyên bốchung:
1. Nhận lời mời của Thủ tướngChính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng,ênbốchungvềquanhệViệkèo 1-1.5 là gì Thủ tướngQuốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường đã thăm chính thứcnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10 năm2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp gỡbáo chí sau khi hội đàm.
Trong thời gian chuyến thăm, Thủtướng Lý Khắc Cường đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hội kiến với TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng. Trong không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau,hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâusắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng nhưtình hình quốc tế, khu vực hiện nay và các vấn đề cùng quan tâm.2. Hai bên đã nhìn lại và đánhgiá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ tuân theo nhữngnhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, phát triểnquan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phươngchâm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tươnglai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Hai bên nhất trí cho rằng trongtình hình kinh tế, chính trị quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc hai bêntăng cường trao đổi chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác thực chất, xử lý thỏađáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đềquốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâudài phù hợp lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợicho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.
3. Hai bên đánh giá cao vai tròquan trọng không thể thay thế của tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhất trí tiếptục duy trì tiếp xúc và thăm viếng cấp cao, xuất phát từ tầm cao chiến lược nắmvững phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới. Đồng thời,thúc đẩy trao đổi cấp cao qua nhiều hình thức như gặp gỡ bên lề các diễn đàn đaphương, sử dụng tốt đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao để đi sâu trao đổi cácvấn đề trọng đại trong quan hệ song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm.
4. Hai bên nhất trí tiếp tục sửdụng tốt cơ chế của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc,thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; thực hiện tốt “Chươngtrình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ViệtNam-Trung Quốc”; sử dụng tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ngành Ngoạigiao, Quốc phòng, Kinh tế Thương mại, Công an, An ninh, Báo chí hai nước vàgiữa Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo của hai Đảng; tổ chức tốt Phiênhọp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Hội nghị hợp tácphòng chống tội phạm, Phiên họp Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại, Hội thảo lýluận giữa hai Đảng; làm tốt các công tác như Tham vấn Ngoại giao thường niên,Tham vấn An ninh-Quốc phòng, đào tạo mở rộng cho cán bộ Đảng và Nhà nước; sửdụng hiệu quả đường dây điện thoại trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng, tăng cườngđịnh hướng đúng đắn báo chí và dư luận..., góp phần quan trọng cho việc tăngcường sự tin cậy giữa hai bên, duy trì phát triển ổn định quan hệ hai nước.
5. Hai bên cho rằng, Việt Nam vàTrung Quốc là láng giềng và đối tác quan trọng của nhau, đều đang ở trong thờikỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, xuất phát từ nhu cầu vàlợi ích chung của hai nước, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hai bên nhất trílàm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vựcdưới đây:
a. Về hợp tác trên bộ
(i) Hai bên nhất trí nhanh chóngthực hiện “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trunggiai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm; thành lập Nhómcông tác hợp tác về cơ sở hạ tầng giữa hai nước để quy hoạch và chỉ đạo thựchiện các dự án cụ thể; sớm đạt nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốnđối với dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội nhằm sớm khởi công xây dựng. Haibên sẽ tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái-Hạ Long, phía TrungQuốc ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia dự án này theonguyên tắc thị trường, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ về huy động vốn trong khảnăng. Các bộ, ngành hữu quan hai nước đẩy nhanh công tác, sớm khởi động nghiêncứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Hai bên nhất trí thựchiện tốt “Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới”,tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết “Hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung”(sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khuvực biên giới hai nước.
(ii) Hai bên đồng ý tăng cườngđiều phối chính sách kinh tế thương mại, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tácsong phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản” và “Hiệp định về việc mởCơ quan xúc tiến Thương mại nước này tại nước kia,” để thúc đẩy cân bằng thươngmại song phương trên cơ sở bảo đảm thương mại tăng trưởng ổn định, phấn đấuhoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiềuđạt 60 tỷ USD. Phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộngnhập khẩu hàng hóa có tính cạnh tranh của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp TrungQuốc vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợihơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc mở rộng thị trường. Phía ViệtNam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang và Khucông nghiệp An Dương. Hai bên sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dựán Cung Hữu nghị Việt-Trung.
(iii) Hai bên nhất trí làm sâusắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáodục, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế...
(iv) Hai bên nhất trí tiếp tụcphát huy vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền giữa hai nước,thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác hàng năm; tiến hành Hội nghị lần thứnhất Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu giữa hai nước, thúc đẩy công tác mở cửa,nâng cấp một số cặp cửa khẩu biên giới trên bộ, sớm chính thức mở cặp cửa khẩuquốc gia Hoành Mô-Động Trung; thúc đẩy đàm phán về “Hiệp định hợp tác bảo vệ vàkhai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc” sớm đạt được tiếntriển thực chất, sớm khởi động vòng đàm phán mới và đạt nhất trí về “Hiệp địnhtàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân”, sớm hoàn thành xây dựngcác cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2, cầu đường bộ 2 Tà Lùng-ThủyKhẩu, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường hơnnữa hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hainước; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước.
b. Về hợp tác tiền tệ
Hai bên nhất trí tăng cường hợptác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổchức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác songphương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bảntệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nướcnăm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ,thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lậpNhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừarủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hainước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩyhợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.
c. Về hợp tác trên biển
Hai bên nhất trí tuân thủ nhậnthức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏathuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển ViệtNam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnhthổ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị,tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tíchcực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủtrương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp táccùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bànbạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấpChính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc.
Hai bên nhất trí tăng cường chỉđạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việccủa Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyênviên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễtrước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùngbiển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triểntại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửaVịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoàicửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ítnhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảovùng Vịnh Bắc Bộ, Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châuthổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang…, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trêncác lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạntrên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Hai bên nhất trí kiểm soát tốtnhững bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp,sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa BộNgoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạtđộng nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đángcác vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biệnpháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung vàhòa bình, ổn định trên Biển Đông.
6. Hai bên nhất trí tổ chức tốtcác hoạt động như Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ hai, Gặp gỡ hữu nghịthanh niên Việt-Trung, Liên hoan Nhân dân Việt-Trung…, nhằm bồi dưỡng ngày càngnhiều thế hệ tiếp nối sự nghiệp hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên nhất tríthành lập Viện Khổng Tử tại Việt Nam và đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm vănhóa của nước này ở nước kia, thiết thực tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữunghị Việt-Trung, làm sâu sắc sự hiểu biết và hữu nghị giữa người dân hai nước.
7. Phía Việt Nam khẳng định kiêntrì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển ĐàiLoan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyếtphản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không pháttriển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênhlập trường trên của Việt Nam.
8. Hai bên nhất trí tăng cườngđiều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thươngmại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, diễn đàn hợp tácÁ-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Cấpcao ASEAN+3 với Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị Cấp cao Đông Á..., cùng nhau nỗ lựcduy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên đánh giá cao những thànhtựu to lớn đạt được trong phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nhất trí lấy dịpkỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc làm cơ hộităng cường hơn nữa tin cậy chiến lược. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất củaTrung Quốc về việc ký kết “Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị giữa các nướcASEAN và Trung Quốc”, nâng cấp Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, thành lậpNgân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Việc ASEAN và Trung Quốc triển khai hợptác rộng rãi có vai trò hết sức quan trọng đối với thúc đẩy hòa bình, ổn định,tôn trọng và tin cậy lẫn nhau tại khu vực Đông Nam Á.
Hai bên nhất trí thực hiện đầyđủ, hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), tăngcường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở BiểnĐông, theo tinh thần và nguyên tắc của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ởBiển Đông” (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua “Bộ Quy tắcứng xử ở Biển Đông” (COC).
9. Trong thời gian chuyến thăm,hai bên đã ký “Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước này tạinước kia,” “Bản ghi nhớ về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới,” “Bảnghi nhớ về việc thành lập Nhóm Công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanhnghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam,” “Hiệp định về việc xây dựng cầuđường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu” và Nghị định thư kèm theo, “Dự án hợp tác nghiêncứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ,” “Dự án nghiên cứu sosánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sôngTrường Giang,” “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại họcHà Nội” và một số văn kiện hợp tác kinh tế.
10. Hai bên bày tỏ hài lòng vềkết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhất trícho rằng chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quanhệ hai nước phát triển và hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực.
Theo TTXVN