Cận Tết Nguyên đán 2025,ệncảnhàngườiđăngkýhiếnxácquotKhônghysinhsaocóbácsĩgiỏliverpool soi kèo tại Đại học Y Dược TPHCM đã diễn ra "Lễ Tri ân những người đã hiến thi hài cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa" (lễ Macchabée). Ở đó, nhiều câu chuyện và khoảnh khắc xúc động đã diễn ra, khi gia đình của người hiến thi hài gặp lại xác thịt thân nhân.
"Nếu mình chết đi, xác thân cũng thành tro bụi đất cát…"
Trong giây phút các bác sĩ, giảng viên và sinh viên Đại học Y Dược TPHCM đọc lời tri ân ở đại giảng đường, bà Trần Thị Kiều Linh (59 tuổi, quê Tây Ninh) con gái cụ Đặng Bình Yên không kìm được nước mắt. Bà Linh nói, mẹ mình mất vào tháng 11/2024 (thọ 77 tuổi), nhưng đã đăng ký hiến xác từ 3 năm trước.
Theo lời người con gái, năm 2021, cụ Yên biết đến việc hiến xác qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nên nhờ con gái chở đi đăng ký hiến xác. Lúc đó, bà Linh bận công việc, nên hứa với mẹ đợi đến hè có thời gian sẽ dẫn đi đăng ký.
Nhưng người mẹ không chịu, vì sợ bản thân có thể gặp biến cố bất cứ lúc nào, khiến nguyện vọng không thành. Do đó, dù sức khỏe yếu, cụ Yên một mình bắt xe từ Tây Ninh đến TPHCM để viết đơn tình nguyện hiến xác.
Biết sự quyết tâm của mẹ, cả nhà bà Linh đều ủng hộ. Ngày mẹ mất, con gái tuân theo di nguyện, liên hệ bệnh viện và trường y để làm thủ tục bàn giao xác. Và đến năm vừa rồi, bà Linh cũng đăng ký hiến xác để tiếp nối con đường của mẹ.
"Nếu mình chết đi, xác thân mình rồi cũng thành tro bụi đất cát, không mang lại lợi ích gì. Tôi muốn hiến tặng cho đời, tặng cho sinh viên học, để sau này các em có thể cống hiến, phục vụ lại cho nhân dân.
Hôm nay được tham dự buổi lễ tri ân của trường với mẹ mình, tôi cảm thấy được an ủi", người con gái nghẹn ngào tâm sự, trước khi đến nhìn mặt người thân.
Đến tham dự lễ tri ân cùng con dâu, cô Nguyễn Minh Thuận (64 tuổi, ngụ TPHCM) cho biết, chồng cô là ông Nguyễn Vĩnh Thiện đã dừng lại cuộc đời ở tuổi 71 cách đây 6 tháng, vì căn bệnh ung thư gan.
Hơn 10 năm trước, ông Thiện đã đăng ký hiến tạng. Đến những ngày sức khỏe suy yếu, ông tiếp tục bày tỏ mong muốn được hiến xác phục vụ y học. Sau khi được chấp thuận, giấy hiến xác được ông đóng khung, trân trọng treo trên đầu giường, để luôn nhắc nhở gia đình rằng việc này là việc nên làm.
Với cô Thuận, không có niềm vui và hạnh phúc nào bằng việc thực hiện lời dặn dò của người mình thương suốt cuộc đời. Do đó, người vợ và cả gia đình gồm con trai, con gái, con dâu cũng đã đăng ký hiến xác.
"Hồi còn trẻ, chồng tôi là cán bộ Đoàn, tham gia phong trào học sinh - sinh viên trước năm 1975, từng bị chế độ cũ bắt, giam giữ và tra tấn nhưng không khai ra bất cứ thông tin nào.
Lúc còn sống, ông Thiện cũng là người luôn đi tiên phong trong các hoạt động. Bất cứ nơi nào cần, ông ấy đều tham gia, đều sẵn sàng cống hiến. Tôi hiểu tâm ý chồng, nên luôn ủng hộ. Khi ông Thiện mất, tôi và gia đình liên hệ bệnh viện để làm thủ tục hiến xác ngay", cô Thuận chia sẻ.
Cũng theo người phụ nữ, suy nghĩ phải để thân xác toàn vẹn khi qua đời là một quan niệm cổ hủ. Bởi khi đã mất, thứ còn lại của con người chỉ là xác thịt vô hồn. Do đó, việc cống hiến thân xác, để giúp được cho sự phát triển của y học là vô cùng ý nghĩa.