Cúp C1

Những 'mẹ hổ' ở Gangnam sống cả đời vì ước mơ của con_ltd bd dem nay

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Những 'mẹ hổ' ở Gangnam sống cả đời vì ước mơ của con_ltd bd dem nay

Nhiều bậc phụ huynh giàu có ở xứ củ sâm ép buộc con cái đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Sau hơn hai thập kỷ cống hiến cho công ty,ữngmẹhổởGangnamsốngcảđờivìướcmơcủltd bd dem nay Park (48 tuổi) đã từ bỏ vị trí giám đốc điều hành để ở nhà nội trợ.

Park muốn dành nhiều tâm huyết hơn để quản lý các cô con gái đang học cấp 2 và lớp 10 trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại Daechi-dong.

“Nơi đó không khác gì 'Sky Castle'. Các bà mẹ chấp nhận bỏ thời gian và tiền bạc để gửi con mình vào các trường đại học nổi tiếng từ cấp 1”, Park nói, đồng thời đề cập đến bộ phim truyền hình tập trung vào hệ thống giáo dục nổi tiếng ở Hàn Quốc và tầm quan trọng của việc nuôi dạy con cái.

Thậm chí, một số gia đình còn chuyển đến Daechi-dong chỉ vì mục đích trên. Điều đó khiến các bậc phụ huynh bị ám ảnh.

Cuộc đua vào trường tốt

Daechi-dong, khu dân cư cao cấp ở quận Gangnam (Seoul), được coi là tâm điểm của niềm đam mê nuôi dưỡng con cái của nhiều cha mẹ xứ kim chi.

Đây là “cái nôi” của hàng nghìn học viện tư nhân, hay còn gọi là hagwon, chuyên cung cấp các bài học được thiết kế riêng và tự hào có những giáo viên giỏi nhất cả nước trong từng chuyên ngành.

Tại đây, mọi người mẹ đều có chung một mục tiêu bất kể tình trạng kinh tế, xã hội: giúp con mình hoàn thành 12 năm học thật xuất sắc và đỗ vào trường đại học danh tiếng.

Park tâm sự cô nghỉ việc vì cảm giác tội lỗi khi đi làm và không thể quan tâm sát sao đến việc học của 2 con gái.

Trong nhiều năm, Park chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành một trong những "bà mẹ Daechi" vì sự nghiệp của cô cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, khi bọn trẻ nhà cô lớn lên và bắt đầu đối mặt với thực tế cạnh tranh tuyển sinh, niềm tự hào của Park trong thế giới kinh doanh do nam giới thống trị đã phai nhạt mỗi lần cô thấy các con phải vật lộn với học tập.

Học sinh nhà giàu ở Hàn Quốc cũng chịu áp lực học hành như các bạn đồng trang lứa. Ảnh: Dramabeans.

Bây giờ, với vai trò là một người mẹ toàn thời gian, lịch trình của cô cũng là thời gian biểu của 2 con.

Park thức dậy lúc 6h30 để đưa con đến trường và làm việc nhà vào buổi sáng. Buổi chiều, cô chuẩn bị bữa ăn và tiếp tục đưa chúng đến hagwon. Tất cả sẽ trở về nhà lúc 22h. Một ngày của Park kết thúc sau khi các con đi ngủ.

Trong khoảng thời gian đó, cô trao đổi thông tin giáo dục với các bà mẹ khác và tham dự một số buổi hội thảo - điều mà cô không thể thực hiện khi còn đi làm.

Park cho biết hiện tại cuộc sống của cô bận rộn hơn và đang làm những gì một người mẹ có thể dành cho con mình.

“Trước khi quá muộn, tôi muốn giúp chúng học hết cấp 3 để vào một trường đại học tốt”, Park chia sẻ.

Theo Park In-yeon, giảng viên tại EBS và là người đứng đầu một học viện địa phương, cơ hội để trẻ em vào các trường hàng đầu là rất thấp nếu không có người hỗ trợ.

Bên cạnh việc dạy dỗ con cái, các bà mẹ cũng phải tạo ra một hồ sơ tuyển sinh ưu tú.

“Nhiều cha mẹ ở Daechi-dong là những bậc phụ ‘trực thăng’, có xu hướng chọn con cái hơn là công việc. Họ luôn lởn vởn xung quanh bọn trẻ để giám sát việc học và một số vấn đề khác”, Park nói.

Sự hài lòng của cha mẹ

Oh Myeong-jin, mẹ của 2 cô con gái học lớp 7 và lớp 10, cũng đi theo con đường tương tự vào năm ngoái.

Gác công việc nghệ nhân thủy tinh sang một bên, người phụ nữ 42 tuổi này chọn cách xây dựng hồ sơ cá nhân vững chắc để con mình vào trường tinh hoa.

Cô dự định cho chúng vào đại học thông qua tuyển sinh sớm, dựa trên danh mục thành tích mà học sinh xây dựng được từ điểm số và các hoạt động ngoại khóa.

“Trước đây tôi từng là sinh viên và tôi biết việc chuẩn bị vào đại học khó khăn như thế nào. Đó là điều mà những đứa trẻ không thể làm một mình. Nếu người mẹ không ở đó vì con của họ thì ai sẽ giúp chúng đây?”, Oh bày tỏ.

Cô chỉ ra một sự thật phũ phàng rằng bằng cấp quyết định địa vị xã hội ở xứ củ sâm.

“Con tôi có cơ hội bước vào giới thượng lưu và có những công việc văn phòng – đó là điều mà các phụ huynh ở Daechi-dong đang phấn đấu”, cô nói thêm.

Oh ví việc trở thành một bà mẹ Daechi giống như chiến binh trong trận chiến.

Thành tích học tập của con cái trở thành niềm tự hào của các bậc phụ huynh Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.

“Đó là một trò chơi thắng thua. Bạn thắng nếu con bạn vào SKY: Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei - 3 trường hàng đầu của xứ kim chi. Bạn thua nếu con bạn không đạt được như vậy”.

Ở Daechi-dong, nuôi dạy con cái có thể được coi là một công việc căng thẳng. Đó là lý do tại sao các ông bố, bà mẹ sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp của mình.

“Bạn sống ở đâu, tốt nghiệp trường nào hay nghề nghiệp không quyết định thành công của một người. Nhưng thành tích học tập của một đứa trẻ thì có. Sự xuất sắc ở trường mang lại cho cha mẹ vinh quang và niềm tự hào”, Oh lưu ý.

Trong khi một số gia đình tranh giành các đại học danh giá trong nước, những người khác lại để mắt đến những trường ở nước ngoài.

Kim Eun-hye, một bà mẹ ba con, gửi đứa con cả đến trường quốc tế trên đảo Jeju để chuẩn bị cho tương lai đầy hứa hẹn.

“Tôi nghĩ cơn sốt giáo dục bắt nguồn từ việc muốn con mình thành công. Đứng ngoài mong muốn đó không dễ dàng vì tôi sợ chúng sẽ bị bỏ rơi trong xã hội đầy khốc liệt”, cô nói.

Theo Kim, hy vọng đó cũng phải trả một cái giá khá đắt. Học phí hàng tháng cho mỗi môn học tại một hagwon là khoảng 1 triệu won (810 USD) cho học sinh trung học và khoảng 3 triệu won với những em kém tiến bộ, cần học riêng với gia sư - gần tương đương với mức phí hàng năm tại các trường quốc tế.

Lim Myung-ho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dankook, cho biết con cái là nguồn chính mang lại sự hài lòng cho người mẹ.

“Sự xuất chúng trong học tập của đứa trẻ là yếu tố khiến họ cảm thấy mình thành công với những gì đã làm. Đó cũng là sự đền bù tương xứng với lựa chọn của họ”, Lim nhận định.

Mức độ tự hào đạt đến đỉnh điểm khi con cái vào đại học.

Huh Chang-deog, giáo sư xã hội học tại Đại học Yeungnam, coi việc phụ nữ rời khỏi văn phòng để hỗ trợ quá trình học hành của con cái là một mất mát cho xã hội.

“Trước khi được gọi là mẹ của ai đó, họ cũng có cuộc sống và sự nghiệp riêng. Liệu hy sinh ước mơ cho chúng có là một quyết định khôn ngoan? Tôi không nghĩ vậy. Trẻ con có cuộc sống của chúng và người mẹ cũng vậy.

Đó là hai điều khác nhau, nhưng các bà mẹ thường quên điều đó. Nghỉ việc là quyền của họ, nhưng tôi khuyên họ đừng từ bỏ tất cả vì cuối cùng họ mới là người đánh mất một phần trong cuộc đời”, Huh nhận xét.

Theo Zing

copyright © 2025 powered by Betway   sitemap