Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nêu rõ,ànhNgoạigiaocầnnỗlựcquyếtliệthoànthànhthắnglợicácnhiệmvụđượkeo nha cai.de ngành Ngoại giao phải tiếp tục nắm chắc tình hình đểtham mưu với Đảng, Nhà nước trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế,đồng thời ngành cần tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức,nỗ lực, quyết liệt hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao.
Trong khuônkhổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27, sáng 14-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựphiên họp chung với Hội nghị Tham tán thương mại 2011. Phiên họp có chủ đề “Hộinhập quốc tế và nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới”.
Phát biểuchỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhândân ta luôn khẳng định công tác đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nóiriêng đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Nhìn lại năm 2011, những thành tựu đất nước ta đạt được là rất đáng trân trọng,nhất là kết quả đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảmbảo an sinh xã hội, duy trì được tăng trưởng ở mức 5,8-6%...
Thủ tướngtrao đổi với lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Đại sứ, Tham tán.
Đóng gópvào thành tựu phát triển chung của cả nước nói trên, có vai trò quan trọng củacác bộ, ngành, địa phương, trong đó có ngành Ngoại giao và ngành Công Thương.
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2012, ngành Ngoại giao phải tiếp tục tập trung nắmchắc tình hình để tham mưu, kiến nghị, đề xuất cho Đảng, Nhà nước khai thác cóhiệu quả tiềm năng, lợi thế, đồng thời ngành cần tận dụng tối đa các cơ hội,vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết liệt hoàn thành thắng lợi cácnhiệm vụ được giao.
Với tinhthần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong ngoại giao chính trị, ngànhNgoại giao cần tập trung chỉ đạo, làm sâu sắc hơn quan hệ ngoại giao với cácđối tác truyền thống, các đối tác lớn, các đối tác chiến lược; vận động cácnước ủng hộ lập trường chính đáng của Việt Nam, sử dụng hiệu quả nguồn tàinguyên sông Mekong từ đó nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế.
Về kinh tếđối ngoại, ngành cần xây dựng chiến lược phát triển tổng thể hội nhập kinh tếquốc tế của quốc gia ngay trong quý I-2012, trong đó có xây dựng các kế hoạchhợp tác cụ thể với từng quốc gia, từng khu vực; hoàn tất các cam kết với WTO,các hiệp định thương mại tự do.
Làm tốtcông tác mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, thị trường laođộng, du lịch... Đi liền với đó là đấu tranh với chủ nghĩa bảo hộ, chống bánphá giá, triển khai tổng thể các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quảnguồn vốn ODA, FDI cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, đào tạonguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tiếp tục vận động đầutư nước ngoài vào những lĩnh vực công nghệ cao.
Một vấn đềlớn nữa Thủ tướng lưu ý ngành Ngoại giao đó là phải làm tốt hơn nữa công tácbảo hộ, chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có cuộc sống ổn định,ấm no, là cầu nối tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam vàbạn bè quốc tế.
Thủ tướngcũng đề nghị ngành Ngoại giao hết sức quan tâm tới công tác rà soát lại các cơquan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo độingũ cán bộ ngoại giao là những người có năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, tuyệtđối trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Phát biểutại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, công tác ngoại giaokinh tế thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, là kết quả của sựphối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan trong nước với Cơ quan đại diện ởnước ngoài.
Bộ trưởngPhạm Bình Minh cũng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải mang lại những giá trịbổ sung cho tổng thể hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, cơ sở thực hiệnlà dựa trên các thế mạnh đặc thù trong hoạt động của ngành ngoại giao và sựphối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hội nhập kinhtế quốc tế sẽ tiếp tục là lĩnh vực then chốt, xuyên suốt, có vai trò định vịđất nước trong cục diện mới, là tiền đề và nền tảng cho tiến trình hội nhậpquốc tế sâu rộng, toàn diện sắp tới.
Trong bàiphát biểu của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chỉ rõ những nétmới của tình hình quốc tế và trong nước đặt ra những thách thức cũng như nhữngyêu cầu và nhiệm vụ mới cho sản xuất và xuất nhập khẩu của nước ta.
Bộ trưởngVũ Huy Hoàng đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành CôngThương và Ngoại giao, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường trao đổithường xuyên giữa lãnh đạo và giữa các đơn vị của hai Bộ, đẩy mạnh phối hợptuyên truyền kinh tế đối ngoại, sớm xây dựng và thực hiện đề án sắp xếp và tổchức biên chế của Thương vụ Việt Nam theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ, bảo đảmhiệu quả công tác chuyên môn.
Đại diệnlãnh đạo các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn Dầu khí quốc gia ViệtNam đã đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diệnvới các bộ, ngành trong thời gian qua, đồng thời nêu một số kiến nghị về cơ chếhợp tác nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan liên quantrong hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
TheoChinhphu.vn