Thẳng thắn, hiệu quả và chất lượng_ket qua fa

Chất vấn và trả lời chất vấn tạiKỳ họp thứ 2,ẳngthắnhiệuquảvàchấtlượket qua fa Quốc hội khóa XIII đã tạo được ấn tượng với cử tri cả nước.

Nét mới của hoạt động chất vấn vàtrả lời chất vấn trong kỳ họp này là các đại biểu hỏi theo 9 nhóm vấn đề cótính vĩ mô trong các lĩnh vực Giao thông, Giáo dục, Nông nghiệp, Tài chính vàhoạt động điều hành chính sách tiền tệ, giá cả một số mặt hàng thiết yếu nhưđiện, xăng dầu. Nhờ vậy, các Bộ trưởng đã chủ động trong việc trả lời trực tiếpcác câu hỏi đại biểu đặt ra.

  Các đại biểu chất vẫn lãnh đạo các cơ quan của Chính phủ tại nghịtrường Là người có kinh nghiệm trả lờichất vấn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã trả lời khúc chiết, thỏa mãnsự quan tâm của đại biểu và cử tri khi nêu quyết tâm giữ 3,8 triệu ha đất trồnglúa, chấm dứt cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, đầu tư cho tamnông.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăngdù vẫn còn một ít lúng túng khi lý giải về tình trạng gia tăng tai nạn giaothông mà ông gọi là quốc nạn, tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn,chất lượng công trình giao thông chưa đảm bảo, quy hoạch phát triển hạ tầnggiao thông còn bất cập… nhưng nhìn chung, dư luận vẫn ghi nhận sự nhiệt tình,tính quyết đoán khi ông giải quyết một số trì trệ trong ngành mình và đề xuấtcác phương án giảm tai nạn, giảm ùn tắc giao thông.

Mục tiêu từ năm 2012, mỗi nămgiảm từ 5-10% số vụ tai nạn giao thông, tuy chưa thỏa mãn sự mong đợi nhưnghoàn toàn có thể thông cảm được vì đây là bài toán khó, phụ thuộc vào rất nhiềungành, địa phương và nhiều yếu tố khác.

Được đánh giá cao nhất là phầntrả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ về công tác điều hành giáđiện, than, xăng dầu…. cùng tác động đến sản xuất, đời sống người dân.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcNguyễn Văn Bình cũng đã làm đại biểu và cử tri cả nước hài lòng khi trả lời vềcông tác điều hành chính sách tiền tệ, các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngânhàng nhằm giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, đảm bảo nguồn vốn cho nềnkinh tế, chống lạm phát nhưng không làm kinh tế trì trệ, đổ vỡ…

Một số vấn đề nóng của NgànhGD-ĐT như chất lượng giáo dục các bậc học, tình trạng thiếu sâu sát trong quảnlý đào tạo bậc đại học, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầucủa nền kinh tế, tình trạng dạy thêm học thêm, lạm thu trong trường học… cũngđã được nêu ra và trả lời.

Tuy chưa thỏa mãn nhưng nhìnchung phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng cho thấysự nỗ lực của ngành này trong bối cảnh có quá nhiều tồn tại, khó khăn.

Có thể thấy sự điều hành chủđộng, linh hoạt và quyết đoán của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã giúpviệc chất vấn và trả lời chất vấn ngắn gọn hơn, đúng trọng tâm hơn. Sự phốihợp, “chia lửa” kịp thời của các Bộ trưởng liên quan cũng làm cho nhiều vấn đềđược lý giải thấu đáo hơn.

Phần phát biểu và trả lời của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi chốt phiên chất vấn đã làm rõ thêm một số vấnđề về công tác điều hành của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kếhoạch kinh tế - xã hội năm 2012 và những năm tiếp theo; Vấn đề tái cấu trúc nềnkinh tế; Thực hiện 3 khâu đột phá (là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng) và công tác giảm nghèo.   

Vẫn biết khó có thể giải quyếtthấu đáo mọi vấn đề còn tồn tại, lại mang tầm vĩ mô của đất nước chỉ trong 2,5ngày trên nghị trường, nhưng đồng bào, cử tri cả nước vẫn đặt kỳ vọng vào Chínhphủ và các thành viên Chính phủ không dừng lại ở việc thẳng thắn nhận tráchnhiệm mà phải cam kết, giữ lời hứa với cử tri, có chương trình hành động cụthể, quyết liệt với những giải pháp tích cực mang tính đột phá để nhanh chóngxoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiếp tục phát triển.

“Chúng ta không thiếu chủ trươngvà giải pháp, mà là thiếu quyết tâm”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nóinhư vậy khi phát biểu kết thúc phần chất vấn.

Thiếu quyết tâm, mục tiêu giữ 3,8triệu ha đất lúa sẽ khó thực hiện, chất lượng giáo dục sẽ không lên, các giảipháp chống ùn tắc giao thông chỉ nằm trên giấy, chuyện kinh doanh điện, xăngdầu, ngân hàng sẽ khó minh bạch.

Thiếu quyết tâm, các giải pháp cơcấu nền kinh tế của Chính phủ sẽ khó thành công.

Vì vậy, các đại biểu Quốc hội saukhi chất vấn, cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên hoạt động của Chính phủ vàchính quyền các cấp, để những vấn đề đã chất vấn và được trả lời, được cam kếtmang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước.

Theo VOV