Bài 2: Chủ động tìm hướng đi mới
> Bài 1: Mùa cạo mới,ìmcáchvượtkhóChủđộngtìmhướngđimớlazio – atalanta nỗi lo cũ!
Theo các chuyên gia ngành cao su (CS), để bảo đảm có thu nhập ổn định từ cây CS, người dân cần tính toán thực hiện quy trình quản lý tổng hợp vườn cây phù hợp giúp vườn cây phát triển bình thường, cho năng suất cao. Cơ quan chức năng cũng cần sát cánh, hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất và quản lý tốt việc thu mua mủ…
Kết hợp chăn nuôi
Khó khăn vì giá xuống thấp nên gần đây, một số diện tích CS đã được người dân thanh lý chuyển qua trồng các loại cây khác. Tuy vậy, đa số người dân vẫn tin tưởng vào cây CS; một phần vì người dân đã gắn bó với cây CS hàng chục năm nay, phần khác vì khả năng cho thu hoạch lâu dài của loại cây trồng này. Do vậy, nhiều gia đình tìm cách xây dựng các mô hình làm kinh tế nhỏ để cải thiện thu nhập và để có nguồn đầu tư duy trì vườn cây CS.
Đại diện Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa thu mua mủ cao su tiểu điền. Ảnh: ĐÀ BÌNH
Tại các địa phương có diện tích CS lớn của tỉnh, người trồng CS đã kết hợp xây dựng một số mô hình như nuôi gà thả vườn, trồng cây cảnh, nuôi heo, bò, dê… Gia đình ông Đinh Văn Quyền ở ấp Đồng Trâm, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo 3 năm gần đây khi mủ CS xuống giá đã nhanh chóng thanh lý vườn cây đã đến tuổi và trồng mới để đón lấy thời điểm giá mủ CS tăng trở lại trong thời gian tới. Để bảo đảm thu nhập, ông Quyền đã xây dựng mô hình nuôi dê và trâu. “Trong tình hình hiện nay, để có vốn đầu tư cho vườn cây mới trồng tôi phải đầu tư xây dựng các mô hình mới, trong đó chăn nuôi là mô hình thích hợp nhất. 3 năm nay, tôi có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình chăn nuôi và có điều kiện để tiếp tục đầu tư cho cây CS. Tôi tính toán thấy rằng nếu xây dựng mô hình chăn nuôi hợp lý và có cách chăn nuôi khoa học thì mô hình cũng cho thu nhập đáng kể”, ông Quyền chia sẻ.
Hiện nhiều gia đình trồng CS ở các địa phương trong tỉnh cũng đã và đang thực hiện mô hình kiểu ông Quyền đã làm và cũng bảo đảm được nguồn thu nhập ổn định.
Cân nhắc kỹ trước khi chuyển đổi cây trồng
Xã Tân Long, huyện Phú Giáo có trên 1.800 ha CS tiểu điền, đa phần diện tích này đang trong thời gian khai thác. Thời điểm này, nhiều người trồng CS ở xã cũng đang lo lắng trước việc giá mủ liên tục giảm. Đặc biệt, Tân Long là xã điểm xây dựng nông thôn mới, nếu giá mủ CS ở mức thấp như hiện nay thì việc thực hiện tiêu chí về thu nhập theo chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông Khổng Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tân Long, cho biết xã vẫn xác định CS là cây trồng chủ lực, vì vậy sẽ tiếp tục duy trì và vận động người dân không vội vàng chuyển đổi cây trồng. Xã sẽ tiếp tục tập huấn cho các hộ nông dân về cách thức quản lý vườn cây; vận động người dân xây dựng các mô hình kinh tế phụ như mô hình dịch vụ kinh doanh, chăn nuôi; bên cạnh đó mở các lớp đào tạo nghề về trồng cây cảnh, nấu ăn… giúp bảo đảm ổn định đời sống của người dân.
Ông Vũ Hải Lý, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo cho biết, UBND xã đã phối hợp với các đơn vị tập huấn cho các hộ nông dân về cách trồng, chăm sóc và khai thác vườn cây cho hợp lý. UBND xã cũng tạo điều kiện cho người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi như nuôi bò sinh sản, bò thịt… vì hiện tại diện tích đồng cỏ tự nhiên tại Tân Hiệp còn khá lớn.
Theo ông Nguyễn Trường Hải, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo, trạm luôn sát cánh cùng người trồng CS giúp giảm bớt những khó khăn, thiệt hại do giá mủ CS xuống thấp. Trạm đã mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách thức quản lý vườn cây phù hợp, cách phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại nhằm tăng năng suất cho cây CS, qua đó bù lại việc giá mua mủ xuống thấp. Trạm cũng khuyến cáo người dân nên chuyển từ chế độ cạo D/2 (2 ngày cạo một lần) sang chế độ cạo D/3 (3 ngày cạo một lần), bón phân hợp lý để tránh tình trạng vườn cây bị giảm năng suất và suy kiệt trong quá trình khai thác, phát hiện sớm sâu bệnh để phòng trừ có hiệu quả hơn...
Theo dự báo của các chuyên gia ngành CS, trong thời gian 2 năm tới giá CS chưa thể tăng lên, tuy nhiên, người trồng CS cần cân nhắc kỹ càng trước khi chuyển qua trồng cây khác. Để bảo đảm có thu nhập ổn định từ cây CS, người dân nên thực hiện quy trình quản lý tổng hợp vườn cây phù hợp nhằm bảo đảm cho vườn cây phát triển bình thường. Cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục sát cánh, hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất và quản lý tốt việc thu mua mủ. Thực tế hiện nay người trồng CS chủ yếu bán mủ cho các điểm thu mua nhỏ lẻ, chịu nhiều thiệt thòi về giá, độ chính xác trong quá trính cân đo.
CAO SƠN