Công nhân làm việc 10 tiếng liên tục không nghỉ có vi phạm pháp luật?_kết quả trận psv

Luật sư tư vấn:

Bộ luật lao động năm 2012 quy định tại Điều 108 về nghỉ trong giờ làm việc:

Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút,ôngnhânlàmviệctiếngliêntụckhôngnghỉcóviphạmphápluậkết quả trận psv tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

{keywords}
Ảnh minh hoạ

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Theo quy định trên, người lao động làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc. 

Việc người sử dụng lao động bắt công nhân viên làm việc liên tục 10 giờ không được nghỉ là đã vi phạm quy định pháp luật về nghỉ trong giờ làm việc. Ngoài ra, trong trường hợp này bạn không nêu rõ 10 giờ làm việc có bao gồm cả giờ làm thêm hay đó mới chỉ là thời giờ làm việc bình thường. Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm 10 giờ/ 1 ngày (không tính thời gian làm thêm) thì người sử dụng lao động còn vi phạm quy định về thời giờ làm việc bình thường theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.”

Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP):

Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định.

Như vậy với hành vi vi phạm của người sử dụng lao động trong trường hợp bạn nêu ra sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Để đảm bảo quyền lợi của mình và những người lao động khác, bạn nên đề nghị doanh nghiệp thực hiện thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật hoặc bạn có thể đề nghị Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có hỗ trợ để đề xuất ý kiến với người sử dụng lao động.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Quyền sở hữu đất của người đa quốc tịch

Quyền sở hữu đất của người đa quốc tịch

Xin hỏi luật sư người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có hai quốc tịch hiện nay có được phép đứng tên sở hữu đất ko?