Murakami sử dụng họa tiết hoa cười như biểu tượng truyền tải nhiều khái niệm và cảm xúc,ồngốcđaubuồncủabônghoacườigiúphọasĩMurakaminổidanhtoàncầc2 cúp trong đó có niềm hy vọng giữa nỗi buồn và đau khổ.
Hoa cười in dấu ấn trong thế giới nghệ thuật đương đại, thời trang, văn hóa đại chúng suốt nhiều năm. Kể từ khi Murakami cho ra mắt bông hoa vào năm 1995, họa tiết này không ngừng lan tỏa sức ảnh hưởng, xuất hiện trên bìa album của Kanye West, dây chuyền của Kid Cudi, áo hoodie của Drake, trang sức của Ben Baller, túi Porter và đồng hồ Tourbillon. Năm 2020, sự xuất hiện của họa tiết trên sản phẩm của Supreme đã quyên góp hơn 1 triệu USD cho hoạt động cứu trợ Covid-19.
Ngoài ra, các bản in tranh hoa của Murakami được bán với giá hàng nghìn USD còn một bức tranh có thể thu về hàng triệu USD.
Nguồn gốc đau buồn
TheoHypebeast, cảm hứng sáng tác hoa cười của Murakami đến từ những nghiên cứu ban đầu của ông về Nihonga - hội họa theo phong cách truyền thống của Nhật Bản. Một trong những chủ đề của Nihonga là "setsugetsuka", có nghĩa là tuyết, trăng, hoa. Murakami đi theo truyền thống và đưa vào những sáng tạo của riêng mình khi vẽ những bông hoa đơn giản, mỗi bông nở trên 1 thân thẳng đứng, kèm theo đôi ba chiếc lá đơn giản.
Đóa hoa cười trông có vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng nguồn gốc phía sau lại rất đau buồn. Trong một video làm cho ca sĩ Billie Eilish, họa sĩ người Nhật cũng đã ám chỉ về ý nghĩa trên khi để những bông hoa run rẩy xuất hiện trong một thế giới u tối đầy rẫy các sinh vật kỳ lạ.
Theo New York Times, Murakami giải thích hoa cười gợi lên những cảm xúc trái ngược, bị kìm nén và tổn thương của người dân Nhật Bản do vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki năm 1945 gây ra. Hoa cười tượng trưng cho niềm vui và sự tích cực, còn những giọt nước mắt ẩn giấu của hoa thể hiện tâm tư, trải nghiệm của chính Murakami đồng thời nói lên nỗi đau chung của người dân Nhật Bản.
Nghệ sĩ đương đại sinh năm 1962 nhấn mạnh đến khả năng phục hồi bằng cách trưng bày những bông hoa rực rỡ mọc lên từ đống đổ nát sau động đất và sóng thần.
Vẫn tỏa sáng dù bị chê phù phiếm
Murakami đã thu hút sự chú ý khi trưng bày tác phẩm lấy chủ đề hoa cười của mình tại các phòng triển lãm và bảo tàng nổi tiếng trên toàn thế giới, chẳng hạn như Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Los Angeles và Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston (Mỹ). Sự hiện diện của các tác phẩm ở những sự kiện nghệ thuật uy tín như Art Basel và Venice Biennale càng làm tăng thêm sức hút của công chúng với hoa cười.
Các nhà phê bình có nhiều quan điểm khác nhau về tác phẩm lấy chủ đề hoa của Murakami. Một số người thấy hoa cười lôi cuốn và tươi tắn trong khi những người khác chỉ trích sáng tác này phù phiếm và bị thương mại hóa. Bất chấp các ý kiến trái chiều, hoa cười của Murakami vẫn rất phổ biến và được công chúng ưa chuộng.
Việc Murakami sử dụng hình ảnh hoa trong các tác phẩm đã ảnh hưởng đáng kể đến phong trào Siêu phẳng (Superflat) tại Nhật Bản những năm 1990. Một số nghệ sĩ lấy cảm hứng từ màu sắc rực rỡ, đường nét đậm và hình ảnh kỳ quặc của Murakami, kết hợp các chủ đề tương tự để tạo nên tác phẩm của riêng họ. Sáng tác của KAWS, một nghệ sĩ người Mỹ nổi tiếng với các nhân vật giống phim hoạt hình và bảng màu sống động, được cho cũng chịu ảnh hưởng của Murakami.
Để hiện thực hóa chủ đề hoa của mình, Murakami sử dụng nhiều kỹ thuật và phương thức khác nhau, bao gồm nghệ thuật kỹ thuật số, điêu khắc và hội họa. Tác động thẩm mỹ từ các tác phẩm của ông bắt nguồn từ việc sử dụng khéo léo các màu sắc rực rỡ, sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết và cách dùng vật liệu sáng tạo.
Những bông hoa của Murakami đã làm cho nghệ thuật đương đại dễ tiếp cận và quen thuộc hơn. Theo Zarastro, các tác phẩm đã làm mờ ranh giới giữa những tầng văn hóa, mở rộng khả năng tiếp cận với công chúng.