Chuyên gia Pháp nói về Việt Nam đắc cử Hội đồng nhân quyền_bxh giải phần lan

BàMartine Anstett: “Việt Nam giờ có vị thế và trách nhiệm quốc tế quan trọngtrong vấn đề này”.

“ViệcViệt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ - Cơ quan liên chính phủ quan trọngnhất trong vấn đề quyền con người - mở ra một trang mới về uy tín và trách nhiệmquốc tế của Việt Nam”.

Đólà khẳng định của bà Martine Anstett,êngiaPhápnóivềViệtNamđắccửHộiđồngnhânquyềbxh giải phần lan Phó Vụ trưởng Vụ nhân quyền, dân chủ vànhà nước pháp quyền thuộc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) khi trả lời phóng viênĐài TNVN thường trú tại Pháp.

 Bà Anstett (trái) trả lời phỏng vấnphóng viên Đài TNVN

PV: Thưa bà, Việt Nam vừatrở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 và là quốc giađược nhiều phiếu bầu nhất trong số các ứng cử viên. Là một trong những người phụtrách về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền trong Tổ chức quốctế Pháp ngữ, bà có nhận xét như thế nào về sự kiện này ?

Bà Martine Anstett: Sựkiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ là rất quan trọng. Đây là Cơquan liên chính phủ cao nhất trên thế giới trong lĩnh vực nhân quyền. Tôi biếtlà Việt Nam đặt ưu tiên lớn cho việc ứng cử vào Hội đồng nhân quyền và có vaitrò trong việc đưa ra các quyết định trong hội đồng và đã vận động từ nhiềutháng qua nên thành công này rất có ý nghĩa. Việt Nam giờ có vị thế và tráchnhiệm quốc tế quan trọng trong vấn đề này.

ViệtNam là quốc gia có sự phát triển năng động về nhiều mặt, kinh tế, giáo dục, đàotạo đại học và đạt được nhiều thành tựu tích cực cho người dân được thụ hưởng.Hơn nữa, việc Việt Nam là đại diện của ASEAN, cũng như là thành viên của Tổ chứcquốc tế Pháp ngữ ra tranh cử, cũng đem lại cho các bạn một số lợi thế trong cuộcbầu chọn. Tổ chức quốc tế Pháp ngữ rất ủng hộ việc Việt Nam tranh cử vào Hội đồngnhân quyền LHQ và luôn đồng hành với Việt Nam trước đây và sau này trong quátrình triển khai các cam kết trong nhiệm kỳ là thành viên của hội đồng.

PV: Bà vừa có chuyến làmviệc tại Việt Nam cũng như đã có nhiều năm hợp tác với Việt Nam, bà nhận địnhnhư thế nào về những hoạt động của chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo cácquyền cơ bản cho người dân?

Bà Martine Anstett: ViệtNam là một quốc gia năng động và phát triển trên nhiều lĩnh vực nhưng các bạncũng rất cần chú ý đến phát triển đồng đều tổng thể các mặt. Quyền con ngườichúng ta nói đến là tổng thể các quyền cả chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóavà phải đầy đủ tất cả, không thể sao nhãng một quyền nào.

ViệtNam, cũng như mọi quốc gia khác, có những đặc điểm riêng về chính trị, vănhóa…, nhưng tôi tin rằng Việt Nam có các phương tiện, kế hoạch cần thiết để đảmbảo nhân quyền theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trongchuyến công tác của tôi cuối tháng 10 vừa rồi theo lời mời của chính phủ ViệtNam, tôi đã làm việc với nhiều cơ quan, bộ ngành quan trọng của Việt Nam và tôithấy nhận có nhiều bước tiến, nhiều kế hoạch của Việt Nam đi đúng hướng trongviệc thúc đẩy phát triển xã hội. Mới nhất, Việt Nam đã ký Công ước LHQ về chốngtra tấn. Theo tôi đây là một bước tiến rất quan trọng.

Vớiviệc Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền LHQ, một trang mới đã mở ra trong các nỗlực của Việt Nam thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi tin tưởng Việt Nam đã, đang vàsẽ có những nỗ lực tích cực không ngừng trong vấn đề này và Tổ chức quốc tếPháp ngữ luôn đồng hành với các bạn.

PV: Xin bà cho biết nhữnghợp tác cụ thể giữa Tổ chức quốc tế Pháp ngữ với Việt Nam trong các vấn đề nhânquyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền mà bà phụ trách. Tổ chức quốc tế Pháp ngữcó hỗ trợ Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên khác trong việc làm sáng tỏnhững quan điểm khác biệt trong vấn đề này hay không ?

Bà Martine Anstett: Nhưtôi đã nói, các vấn đề nhân quyền là vấn đề chung của tất cả các quốc gia.Chúng tôi có nhiều năm hợp tác với Việt nam, chủ yếu trong lĩnh vực tư pháp,pháp luật. Chúng tôi đã hỗ trợ Việt Nam nhiều trong việc vận hành Nhà pháp luậtViệt Pháp. Chúng tôi có hợp tác chặt chẽ với Bộ Tư pháp của Việt Nam, thúc đẩyđào tạo cán bộ tòa án, chuyên gia về quyền con người…

Vàotháng 3 năm tới, Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ sẽ sang thăm Việt Nam vàđây là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa tổ chức với Việt Nam hiệuquả hơn nữa trong nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề nhân quyền, dân chủ và nhànước pháp quyền.

Hiệnnay, chúng tôi đang cùng phía Việt Nam thảo luận khả năng thành lập Viện quốcgia về nhân quyền, tập trung vào thúc đẩy quyền con người, xã hội dân sự. Đâylà một cam kết quan trọng của Việt Nam, cho thấy quyết tâm và nỗ lực của ViệtNam trong việc thúc đẩy vấn đề nhân quyền.

Việnnày dĩ nhiên phải đảm bảo các nguyên tắc quốc tế (được gọi là các Nguyên tắcParis) được LHQ thống nhất cách đây 20 năm; trong đó đáng chú ý nhất là Viện phảicó vai trò, hoạt động độc lập; đồng thời phải hợp tác với tất cả các chủ thể, từnhà nước đến xã hội dân sự, lắng nghe người dân. Nhưng trên hết, mô hình xây dựngvà phát triển viện như thế nào hoàn toàn do Việt Nam lựa chọn phù hợp với nhữngđặc điểm chính trị- kinh tế- xã hội riêng của đất nước các bạn.

Việcthành lập một Viện quốc gia về nhân quyền có thể là một giải pháp để làm sáng tỏnhững khác biệt trong quan điểm về vấn đề nhân quyền, nhưng không phải là giảipháp duy nhất. Đất nước các bạn phát triển rất năng động và điều quan trọng làthúc đẩy sự năng động đó một cách hài hòa, cân bằng các lĩnh vực chính trị-kinh tế- xã hội.

Việcphát triển hài hòa và đồng đều là yêu cầu đối với mọi quốc gia để đảm bảo mọicông dân đều được hưởng lợi; và đó là hướng đi thành công đã được minh chứng ởnhiều quốc gia.

Theo VOV