Betway

Tin thể thao 24H Tình trạng tham nhũng, lãng phí "vẫn diễn ra tinh vi và phức tạp"_xếp hạng ngoại hạng đức

Tình trạng tham nhũng, lãng phí "vẫn diễn ra tinh vi và phức tạp"_xếp hạng ngoại hạng đức

Ông Trương Hòa Bình,ìnhtrạngthamnhũnglãngphívẫndiễnratinhvivàphứctạxếp hạng ngoại hạng đức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa 10 phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Ngày 7-11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí,” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các tỉnh, thành phố khu vực từ Thanh Hóa trở vào.

Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tổng kết; ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết, chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa lâu dài liên quan đến sự phát triển bền vững của đất nước và sự tồn vong của chế độ. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời gian qua. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc rất quan trọng, được dư luận quan tâm. Các ý kiến đóng góp cho Dự thảo cần phát huy dân chủ, nói thẳng, nói thật, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân; đề xuất các chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Báo cáo tóm tắt Dự thảo đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đánh giá sau 10 năm thực hiện các chủ trương, giải pháp theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Từ những cố gắng trên, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, đã có tác dụng cảnh báo, răn đe, phòng ngừa; góp phần hiệu quả kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí...

Trong 10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác hơn 310.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí và thu hồi tài sản tham nhũng được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện; mở rộng điều tra cả hành vi và đối tượng; xử lý nghiêm minh, kịp thời, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.

Công tác thanh tra được quan tâm đẩy mạnh, đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng, đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ với 7.789 bị can; Viện Kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ với 6.480 bị can; Tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án với 5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản tán thành với Dự thảo đề án Tổng kết, đồng thời thảo luận xoay quanh các nội dung về sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng cũng như vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu trong thực hiện Nghị quyết; đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua; hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên một số lĩnh vực; vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, báo chí và người dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu ra các ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thời gian tới; bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật cho phù hợp thực tiễn, thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong đó, công tác phòng ngừa tham nhũng là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, kiên quyết xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.../.  

Theo TTXVN

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap