Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng ước tính chi phí dọn dẹp sẽ lên tới 500-600 triệu USD đồng thời nhấn mạnh những thách thức to lớn của việc tái thiết Gaza sau nhiều tháng bị Israel tấn công.
Tờ TheướctínhdọnsạchđốngđổnátchiếntranhởGazamấtnăthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thanh đảo hainiu Guardian dẫn bản ước tính được Chương trình môi trường LHQ công bố hồi tháng trước cho thấy, tại Gaza có 137.297 tòa nhà bị hư hại, chiếm hơn 1/2 tổng số nhà ở khu vực ven biển này. Trong đó, hơn 1/4 số nhà cửa đã bị phá hủy, khoảng 1/10 bị hư hại nặng và 1/3 hư hại vừa phải.
Đánh giá cho thấy, để đổ đống đổ nát sẽ cần có các bãi chôn lấp khổng lồ với diện tích từ 250-500ha, tùy thuộc vào số lượng có thể tái chế.
Hồi tháng 5, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết, việc xây dựng lại những ngôi nhà bị xung đột tàn phá ở Gaza có thể kéo dài đến năm 2040 theo kịch bản lạc quan nhất, với tổng chi phí tái thiết trên toàn lãnh thổ lên tới 40 tỷ USD.
Đánh giá trên được công bố như một phần trong nỗ lực gây quỹ để sớm lập kế hoạch phục hồi Gaza. Bản đánh giá cũng cho biết xung đột có thể làm giảm mức độ chăm sóc y tế, giáo dục và sự giàu có ở khu vực này so với năm 1980, xóa sạch 44 năm phát triển.
"Thiệt hại về cơ sở hạ tầng là rất lớn… Ở Khan Younis - thành phố phía nam Gaza, không có một tòa nhà nào còn nguyên vẹn", một quan chức Liên Hợp Quốc ở Gaza cho biết hồi tuần trước. "Địa hình thực tế đã thay đổi. Có những ngọn đồi ở những nơi trước đây không có. Những quả bom 907kg Israel thả xuống đã làm thay đổi quang cảnh". Các trường học, cơ sở y tế, đường sá, cống rãnh và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đều bị thiệt hại nặng nề.
UNDP cho biết, chi phí dành cho tái thiết Gaza hiện cao gấp đôi ước tính của các quan chức Liên Hợp Quốc và Palestine vào tháng 1 và đang tăng lên mỗi ngày.
Theo cơ quan Phòng vệ Dân sự Gaza, những núi gạch vụn chứa đầy vật liệu chưa nổ có thể dẫn tới hơn 10 vụ nổ mỗi tuần, khiến nhiều người thiệt mạng và mất chân tay hơn.
Hồi tháng 4, cựu giám đốc cơ quan Hành động bom mìn của LHQ tại Iraq Pehr Lodhammar cho hay, trung bình khoảng 10% số vũ khí được bắn đi không nổ và chúng được các đội gỡ bom mìn vô hiệu hóa.
Ông Lodhammar nhận xét, 65% các tòa nhà bị phá hủy ở Gaza là nhà ở, do đó việc dọn dẹp cũng như xây dựng lại chúng sẽ là công việc chậm chạp và nguy hiểm vì mối đe dọa từ đạn pháo, tên lửa hoặc vũ khí khác bị chôn vùi trong các tòa nhà bị sập hoặc hư hỏng.
Xung đột Israel - Hamas nổ ra khi Hamas phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào miền nam Israel vào tháng 10/2023, giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và bắt cóc 250 người khác. Theo các quan chức Palestine tại vùng lãnh thổ này, hơn 38.000 người hiện đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel ở Gaza.
Hình ảnh thảm khốc sau khi Israel tấn công vùng an toàn ở GazaBộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết, ít nhất 71 người Palestine thiệt mạng, hơn 289 người bị thương trong một cuộc không kích của Israel vào khu vực nhân đạo tại dải đất ven biển này.