Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên: Kết quả bước đầu_as roma vs feyenoord
Thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức pháp luật (PL) cho thanh niên (TN) tỉnh giai đoạn 2009-2013,ângcaonhậnthứcphápluậtchothanhniênKếtquảbướcđầas roma vs feyenoord công tác giáo dục PL của tổ chức Đoàn cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả thiết thực, đáp ứng việc tuyên truyền phổ biến PL cho ĐVTN, được xã hội ủng hộ cao.
Một phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật cho thanh niên công nhân được tổ chức tại huyện Bàu Bàng Ảnh: N.NHƯ
Kết quả bước đầu
Qua 5 năm thực hiện, Ban chỉ đạo (BCĐ) đề án đã có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các cơ sở Đoàn, qua đó tổ chức nhiều chương trình nhằm thực hiện tốt các mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động của thanh thiếu niên tỉnh trong việc chấp hành PL của Nhà nước. Cụ thể, BCĐ đã tổ chức các hội thi, các chương trình tìm hiểu PL về lao động, môi trường, an toàn giao thông… thu hút trên 200.000 lượt ĐVTN tham gia; phối hợp với 11 văn phòng luật sư đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức tư vấn PL miễn phí cho ĐVTN. Ngoài ra, BCĐ đã phối hợp với Ban tổ chức đề án các huyện, thị, thành phố, các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh, Trung tâm tư vấn PL và đào tạo ngắn hạn thuộc trường Đại học Luật TP.HCM thực hiện 135 buổi tuyên truyền, tư vấn PL lưu động; tổ chức 135 phiên tòa giả định và hơn 300 kịch diễn đàn; trong đó tập trung tuyên truyền về các vụ án hình sự, dân sự với các nội dung như cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, vi phạm Luật Giao thông đường bộ, cướp giật, sống thử trước hôn nhân, đình công, gây rối trật tự nơi công cộng… Các buổi tuyên truyền đã thu hút trên 41.000 lượt ĐVTN và người dân tham gia.
Song song đó, BCĐ còn phối hợp với Trung tâm tư vấn PL và đào tạo ngắn hạn và các sở, ban, ngành trong tỉnh biên soạn và phát hành 18 loại tờ rơi PL, với khoảng 80.000 tờ cùng 3 loại sổ tay phổ biến kiến thức với số lượng khoảng 5.000 bản cho ĐVTN, nhân dân, TN công nhân, học sinh, sinh viên về bảo hiểm xã hội, tiền lương, đình công, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Nghĩa vụ quân sự; tổ chức hơn 5.000 cuộc tư vấn, các hội thi, tìm hiểu PL, ra quân đứng chốt điều phối giao thông, gắn bảng tuyên truyền đội mũ bảo hiểm tại các giao lộ có tín hiệu đèn giao thông…
Bên cạnh đó, BCĐ cũng giúp Ban tổ chức đề án các huyện, thị, thành phố trang bị tủ sách PL với hơn 20 đầu sách với số lượng hơn 400 quyển cùng 500 cuốn sổ tay PL. Để nâng cao kỹ năng tuyên truyền PL cho đội viên của Đội Thanh niên tình nguyện tuyên truyền PL, BCĐ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên. Ngoài ra, để nâng cao công tác tuyên truyền, BCĐ còn xây dựng trang Thanh niên và PL trên Website của Tỉnh đoàn, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các kênh thông tin đại chúng khác.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền
Có thể nói, phường Đông Hòa, TX.Dĩ An là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả đề án Nâng cao nhận thức PL cho thanh niên. Anh Phạm Minh Hiếu, Phó Bí thư Đoàn phường Đông Hòa đã có những chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức, thực hiện đề án tại địa phương. Theo anh Hiếu, phường Đông Hòa tập trung khá nhiều TN công nhân, nhưng để tập hợp họ tham dự buổi tuyên cần có nhiều cách làm cụ thể. Quan trọng nhất là khâu chọn địa điểm tổ chức, phải chọn nơi có đông công nhân nhất, có không gian rộng rãi. Cách thức tổ chức phải hấp dẫn, mới lạ. “Vì thế, chúng tôi thường chuẩn bị kỹ từ nội dung tuyên truyền đến các hoạt động trước khi vào buổi tuyên truyền chính thức sao cho thật sôi nổi, hấp dẫn để tập hợp nhiều TN; chú ý nội dung những kịch tuyên truyền, phiên tòa giả định phải gắn với những vụ án tại địa phương để tạo sự thuyết phục, lôi cuốn…”, anh Hiếu nói.
Để việc triển khai thực hiện hiệu quả đề án giai đoạn 2, chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng BCĐ đề án đã yêu cầu tổ thư ký đề án cần phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị để tổ chức các hoạt động hiệu quả hơn. Trong đó, cần chú trọng cập nhật các tờ rơi tuyên truyền PL đúng quy định; công tác tư vấn PL cần bổ sung nội dung mới thiết thực; đầu tư nhiều hơn nữa chuyên mục TN với PL trên Website Tỉnh đoàn, các kênh thông tin tuyên truyền... Các cơ sở Đoàn cần sớm tham mưu việc thành lập Ban tổ chức đề án. Đội TN tình nguyện thực hiện tuyên truyền PL ở đơn vị phải xây dựng các kế hoạch hội thi, các chương trình tư vấn PL, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai ngay trên tình thần đáp ứng đúng, đủ nhu cầu. Cấp cơ sở cần vận dụng linh hoạt các nguồn lực để thực hiện hiệu quả đề án, xác định đối tượng tuyên truyền, cách thức tuyên truyền phù hợp. Tùy thế mạnh của các đơn vị huyện, thị thành phố và tùy từng đối tượng, Ban tổ chức đề án ở các huyện, thị, thành phố có cách tuyên truyền khác nhau một cách hiệu quả…
NGỌC NHƯ