Luật sư tư vấn:
Theĩavụcấpdưỡngnuôiconsaulyhôsoi kèo kawasaki frontaleo quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng thì luật hôn nhân và gia đình 2014 có các quy định như sau:
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì bạn có quyền yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng cho con của mình hàng tháng do con bạn chưa thành niên và đang bị khuyết tật. Đối với mức cấp dưỡng thì bạn và chồng có thể tự thoả thuận với nhau căn cứ trên nhu cầu thực tế hàng tháng cần thiết cho việc nuôi dưỡng con chung. Trong trường hợp không thể thoả thuận được mức cấp dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu Toà án xác định mức cấp dưỡng theo quy định pháp luật.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Bạn thân mất, tôi có thể nhận con cô ấy về nuôi?
Tôi và bạn thân chơi với nhau 20 năm. Cô ấy là mẹ đơn thân đã lâu, mới đây không may qua đời, con trai về với bà ngoại. Bà tuổi cao sức yếu, kinh tế không ổn định, tôi có thể làm thủ tục nhận nuôi bé không?