Betway

Tin thể thao 24H Chủ tịch Quốc hội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp về giao thông vận tải_xem tt bóng đá

Chủ tịch Quốc hội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp về giao thông vận tải_xem tt bóng đá

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

Sáng 8/6,ủtịchQuốchộiQuyếtliệtthựchiệncácgiảiphápvềgiaothôngvậntảxem tt bóng đá phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư đối với lĩnh vực giao thông vận tải trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong phiên chất vấn đã có 112 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi và 17 đại biểu tranh luận.

Còn 76 đại biểu đăng ký chất vấn và 2 đại biểu đăng ký tranh luận nhưng chưa được đặt câu hỏi do hết thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải để trả lời bằng văn bản theo quy định.

Làm rõ thực trạng và trách nhiệm

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra rất sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và có tính xây dựng cao. Các đại biểu Quốc hội đã bám sát nội dung chất vấn, rất tích cực đeo bám, tranh luận để làm rõ thực trạng và trách nhiệm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tuy nhận nhiệm vụ chưa lâu nhưng nắm vững các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đã trả lời đầy đủ, nhận diện đúng các tồn tại trong ngành, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đề xuất một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của Bộ và ngành giao thông vận tải.

Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải gửi đến các đại biểu Quốc hội và diễn biến của phiên chất vấn cho thấy, thời gian qua, ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt khó, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, phức tạp, tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành quốc gia; tích cực triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia; kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông Vận tải đạt khá so với mặt bằng chung của cả nước.

Bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng 566km đường cao tốc phía Đông giai đoạn 1 (2016-2020), đang tích cực triển khai và chuẩn bị khởi công các dự án mới… Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; tai nạn giao thông hằng năm tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương); ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từng bước được kiềm chế…

Trong lĩnh vực đăng kiểm, Bộ đã tích cực tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, vừa ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, kịp thời xử lý tình trạng đình trệ đăng kiểm trong thời gian gần đây, trong đó cho phép tự động giãn chu kỳ đăng ký kiểm định đối với các xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giao thông vận tải vẫn còn những tồn tại, hạn chế và vướng mắc, khó khăn như việc tổ chức triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia còn chưa đạt yêu cầu, giải ngân đầu tư công rất chậm; các hình thức PPP và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn rất hạn chế; chưa có giải pháp giải quyết căn bản tồn đọng, vướng mắc của một số dự án BOT.

Thiếu cơ chế, chính sách đột phá khuyến khích đầu tư phát triển vận tải đa phương thức, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt; chất lượng dịch vụ vận tải, logistics còn chưa đáp ứng yêu cầu. Để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phạm vi rộng, thời gian dài trong hoạt động đăng kiểm chưa được chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời; việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, quản lý lái xe sau cấp phép còn nhiều bất cập và yếu kém.

Quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra

Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên cơ sở kết quả của phiên chất vấn, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào một số vấn đề chính.

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án quan trọng Quốc gia và trọng điểm của ngành giao thông vận tải, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với các địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, bảo nguồn vật liệu trong quá trình triển khai các dự án.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; huy động tối đa các nguồn lực ngoài ngân sách, áp dụng linh hoạt kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP phù hợp với đặc điểm, lợi thế của từng lĩnh vực.

Triển khai nghiên cứu các cơ chế, chính sách đầu tư, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm đầu tư đồng bộ các đường gom, đường dân sinh, trạm dừng nghỉ dọc đường cao tốc.

Tổ chức triển khai thu phí đối với các tuyến đường cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các Nghị quyết của Quốc hội; nghiên cứu các giải pháp hiệu quả bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông khi đưa vào khai thác.

Trong năm 2023, làm rõ cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý và đề xuất các giải pháp khả thi để giải quyết dứt điểm tồn đọng đối với các dự án BOT theo Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, thủ tục đầu tư, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc thí điểm (nếu có) những nội dung khác với quy định pháp luật phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, tiếp tục tái cơ cấu thị trường vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt. Phát triển ngành logistics, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng tỷ trọng lớn trong GDP. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng giao thông.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị và liên tỉnh gắn với lộ trình hợp lý, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.

Nâng cao chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

Thứ ba, chủ trì xây dựng dự án Luật Đường bộ theo phân công của Chính phủ. Phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) thông qua tại kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024; đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch toàn ngành và các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực giao thông vận tải; nghiên cứu, triển khai các giải pháp về an toàn giao thông, chống ùn tắc ngay từ khi tổ chức thực hiện các quy hoạch, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; tiếp tục triển khai hiệu quả công tác thu phí, không dừng, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn.

Thứ tư, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách, trước hết trọng điểm là lĩnh vực đăng kiểm, đào tạo, cấp phép lái xe; tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ đăng kiểm, tập trung khắc phục tình trạng đình trệ trong hoạt động đăng kiểm, xử lý triệt để các sai phạm và sớm đưa hoạt động đăng kiểm trở lại bình thường; chỉ đạo soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực đăng kiểm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời rà soát, hoàn thiện về nội dung, phương pháp đào tạo, các loại tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, phục vụ tốt yêu cầu của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu có cơ chế kiểm soát chặt chẽ phòng, chống các hành vi tiêu cực, nhũng chấm dứt tình trạng cấp giấy phép lái xe cho những người không đủ năng lực hành vi và sức khỏe; nghiên cứu giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo./.

Theo TTXVN

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap