Betway

Tin thể thao 24H Đồng chí Huỳnh Tấn Phát_lịch ngoại hạng anh ngày mai

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát_lịch ngoại hạng anh ngày mai

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát,ĐồngchíHuỳnhTấnPhálịch ngoại hạng anh ngày mai chúng ta nhớ về ông - một nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn, một nhà lãnh đạo luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, là tấm gương tiêu biểu cho đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế…


KTS Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, trò chuyện với Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Lài tại lễ tuyên dương năm 1969.

Một nhà trí thức chân chính, tiêu biểu

Sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, Bến Tre, lúc nhỏ đồng chí Huỳnh Tấn Phát học ở Mỹ Tho, rồi lên học Trường Pétrus Ký Sài Gòn. Năm 1933, ông thi đậu khoa Kiến trúc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội) và tốt nghiệp thủ khoa ngành kiến trúc năm 1938. Về Sài Gòn năm 1940, ông mở văn phòng kiến trúc sư tại đường Mayer, nay là đường Võ Thị Sáu. Vốn giàu lòng yêu nước, giác ngộ cách mạng, ông quyết đi theo con đường hoạt động cách mạng. Với việc làm Chủ nhiệm tờ tuần báo Thanh Niên, ông ra sức khơi dậy tinh thần dân tộc và yêu nước, quy tụ được sự cộng tác các cây bút tên tuổi cả 3 miền, cùng với việc tổ chức, vận động các phong trào truyền bá quốc ngữ, phong trào cứu trợ nạn đói ở Bắc kỳ…

Tháng 3-1945, ông được đồng chí Trần Văn Giàu bí mật kết nạp vào Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền phong do Xứ ủy Nam kỳ lãnh đạo. Đây cũng là lực lượng nòng cốt trong Cách mạng Tháng Tám - khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ngày 25-8-1945 tại Sài Gòn mà đồng chí Huỳnh Tấn Phát làm Trưởng ban Cổ động. Ngày 23-9-1945, Pháp trở lại xâm chiếm nước ta, ông bị bắt nhưng sau đó được trả tự do nhờ tên tuổi của ông - một kiến trúc sư có tiếng. Tháng 10-1945, ông ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên toàn quốc, khi trở về tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên tại Mỹ Tho. Năm 1946, ông bị bắt và bị kết án 2 năm tù. Trong tù, tại Khám lớn Sài Gòn, ông thành lập Liên đoàn Tù nhân và làm Trưởng ban Đại diện. Tháng 11-1947, ông ra tù, được phân công làm công tác trí vận ở nội thành Sài Gòn.

Năm 1949, đồng chí Huỳnh Tấn Phát vào hoạt động ở chiến khu Đồng Tháp, là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ. Năm 1950, khi Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập, đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng ban Tuyên huấn Đặc khu, trực tiếp phụ trách Đài Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do.

Sau Hiệp định Genève 1954, đồng chí hoạt động ở nội thành và tham gia Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn vào năm 1956, sau đó là Ủy viên Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, có thời gian ra vào hoạt động ở vùng Tam giác sắt (Củ Chi - Trảng Bàng - Bến Cát). Cuối năm 1960, tại Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng chí được cử làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định. Tháng 6-1969, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đảm trách nhiệm vụ này cho đến ngày thống nhất đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước, đồng chí giữ chức Phó Thủ tướng, Trưởng ban Quy hoạch đô thị, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội nhiều khóa.

Với 76 năm cuộc đời, 44 năm chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, đồng chí Huỳnh Tấn Phát là hiện thân của một nhà trí thức chân chính, tiêu biểu. Con người ấy đã sẵn sàng vứt bỏ mọi vinh hoa, phú quý; lao vào cuộc chiến đấu sinh tử vì độc lập tự do của dân tộc, qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách như một lẽ tự nhiên, chân thật và lạc quan. Ông gắn bó với công tác vận động nhân sĩ, trí thức, trong đó có cụ Lâm Văn Tết, vợ chồng Luật sư Trịnh Đình Thảo - Ngô Thị Phú… Chế độ cũ từng kết án tử hình vắng mặt 9 thành viên Ủy ban Trung ương Liên minh Các lực lượng dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và tịch thu toàn bộ gia sản (trong đó có đồng chí Huỳnh Tấn Phát).

Con người tài hoa, nghĩa khí

Khi làm nhiệm vụ Chủ tịch của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đồng chí đã đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân; đòi ngừng bắn, đòi Mỹ chấm dứt dính líu quân sự, đòi trả tự do cho người bị bắt giam giữ, thực hiện tự do, dân chủ cho nhân dân miền Nam. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã đi thăm hữu nghị nhiều nước và chính phủ các nước đã ủng hộ đề nghị của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đã ký kết nhiều khoản viện trợ không hoàn lại.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là một kiến trúc sư tài năng, sáng tạo. Ông đã từng đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu trung tâm Hội chợ triển lãm Đông Dương. Ông cũng đã thiết kế nhiều công trình ở Sài Gòn, Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt… thể hiện tư duy sâu sắc về văn hóa Á Đông, có bố cục chặt chẽ, hiện đại mà khoáng đạt, hài hòa cảnh quan nhiệt đới phương Nam.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát có một gia đình hạnh phúc. Người vợ là cô Bùi Thị Nga và cả 6 người con đều theo cách mạng. Người con gái đầu Huỳnh Lan Khanh đã chiến đấu và anh dũng hy sinh khi vừa tròn 20 tuổi, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Huỳnh Tấn Phát là người con ưu tú của Bến Tre, một con người tài hoa, nghĩa khí của Nam bộ thành đồng, gắn bó với Sài Gòn - TPHCM với nhiều năm tháng và nhiều lĩnh vực hoạt động. Ông được đánh giá là người luôn đứng ở tuyến đầu, là một trí thức lớn, một nhà lãnh đạo cấp cao nhưng luôn gắn bó và hòa mình cùng với các tầng lớp nhân dân, luôn thể hiện một sự dung dị, gần gũi, thân tình, một con người có sức tập hợp lớn, có tầm ảnh hưởng lớn. Và có lẽ, sự kiên trung, mẫu mực và nụ cười lạc quan nơi ông đã có sức chinh phục lớn.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát được các thế hệ nối tiếp trân trọng, ngưỡng mộ bởi nhân cách, tài năng, đức độ của một nhà lãnh đạo, một bậc hiền tài của thời đại Hồ Chí Minh.

Theo sggp.org.vn

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap