Cuộc đại chiến giữa các 'ông lớn' về TV siêu mỏng tại CES 2017_tập dượt hay tập dượt

Tại triển lãm CES 2017,ộcđạichiếngiữacácônglớnvềTVsiêumỏngtạtập dượt hay tập dượt các tên tuổi lớn trong làng công nghệ như LG, Samsung hay Sony đều tung ra những mẫu TV mới với thiết kế siêu mỏng, thậm chí như bức tranh treo tường nhằm hòa trộn tốt hơn vào không gian phòng khách của người dùng.

{keywords}

LGvừa cho ra mắt dòng OLED 4K TV mới với thiết kế siêu mỏng và siêu nhẹ. Các mẫu Signature OLED W7 vừa trình làng của hãng chỉ dày 2,57mm như dòng LG OLED TV 2016 và nặng khoảng 8,2kg cho phiên bản 65 inch, 12,2kg cho phiên bản 77 inch, tức là nhẹ hơn mọi TV LCD 32 inch hiện có trên thị trường.

Đáng chú ý, W7 không gắn vào chân đế để đứng độc lập, mà được thiết kế treo lên tường bằng giá đỡ từ tính như khung tranh. Khi đi kèm giá, độ dày tổng cộng của TV cũng chỉ đạt 3,85mm, gần như không nhô ra khỏi mặt phẳng tường.

So với các mẫu OLED TV tiền nhiệm, W7 cho độ sáng nhỉnh hơn 25% và đạt độ sáng tối đa là 1.000 nit (1 nit tương đương độ sáng của một ngọn nến). LG tuyên bố, dòng TV mới này có khả năng hiển thị màu sắc cực chuẩn (lên tới 99%) và hỗ trợ 4 định dạng HDR, bao gồm cả loại Hybrid Log-Gamma do BBC cùng hãng truyền hình Nhật NHK đồng phát triển. Điều này cho phép TV hiển thị các chương trình thể thao và các chương trình truyền hình trực tiếp khác ở định dạng HDR.

Nhược điểm lớn nhất của W7 cũng như các loại OLED TV khác là giá thành còn khá cao. Dù LG chưa công bố giá bán chính thức của W7, nhưng giá bán lẻ của các mẫu TV này có thể lên tới 10.000 USD cho phiên bản 65inch và cao gấp đôi cho phiên bản 77inch.

{keywords} 

Trong khuôn khổ triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới năm nay,Samsungcũng không hề kém cạnh khi giới thiệu dòng QLED 4K TV thế hệ mới, nâng cấp từ các mẫu TV SUHD ra mắt 2 năm trước đó. Các TV này sử dụng phiên bản mới nhất của công nghệ chấm lượng tử bằng chất liệu kim loại, giúp chúng có khả năng hiển thị 100% hình ảnh chuẩn và dải màu rực rỡ hơn.

Các TV chấm lượng tử có thể không hiển thị được những tông màu đen sâu nhất như TV OLED, nhưng chúng nhìn chung có độ sáng vượt trội hơn. Dòng QLED TV mới của Samsung có thể đạt độ sáng HDR trong khoảng 1.500 - 2.000 nit. Đặc tính này có thể khiến TV tiêu tốn điện hơn, nhưng theo nhà phân tích công nghệ Jack Wetherill của công ty Futuresource, đây là cái giá rất đáng để đánh đổi cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Samsung vẫn quyết định trung thành với màn hình cong ở các mẫu TV cao cấp mới, bất chấp chỉ trích từ một số chuyên gia rằng các góc nhìn bị ảnh hưởng vì thiết kế như vậy. Với dòng TV mới, công ty Hàn Quốc này cũng tiến hành một loạt cải biến như thay hệ thống dây nối phức tạp bằng hệ thống dây đơn cực mảnh, giảm tối đa đường viền giúp màn hình mỏng hơn như khung tranh gắn vào tường. Nhà sản xuất cũng giới thiệu 2 kiểu đặt TV mới có tên Gravity và Studio, trong đó với kiểu Studio, TV sẽ được đặt trên giá 3 chân như một bức tranh.

{keywords} 

Tiếp sau LG, tại CES 2017, Sonycũng cho trình làng một mẫu 4K OLED TV mới. Đây là thành viên mới nhất trong dòng sản phẩm Bravia nhưng là TV đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ OLED.

Việc chuyển sang dùng tấm nền OLED giúp mẫu TV mới của Sony hiển thị được màu sắc sống động với độ tương phản cao và các tông màu đen sâu hơn. Một điểm cộng nữa cho OLED TV của Sony là thiết kế siêu mỏng với 4 cạnh đều thanh mảnh, do bộ xử lý và nhiều thành phần khác được chuyển ra chân đế ở mặt sau.

Tận dụng lợi thế tấm OLED không cần đèn nền, công ty điện tử Nhật cũng phát triển công nghệ âm thanh Acoustic Surface khiến màn hình kiêm luôn vai trò của loa. Điều này có nghĩa là, mẫu TV mới không còn các loa như truyền thống. Thay vào đó, nó sẽ phát âm thanh thông qua các rung động sản sinh ra ngay trên bề mặt của màn hình. Mặc dù tính năng này không được phô diễn tại buổi họp báo của Sony, nhưng theo nhà phân tích Wetherill, đây là "một ý tưởng thú vị".

Tuấn Anh(Tổng hợp)