Gần nửa năm trước là quãng thời gian chị Mỹ Anh (Hà Nội) không muốn nhớ lại.
Đầu tháng 5,ềugiađìnhsắpnổtungvìbiểuhiệnbấtthườngcủaconcátỷ lệ bong88 sau khi học sinh Hà Nội dừng đến trường, chị cũng xin cơ quan cho làm ở nhà vì có con nhỏ. Sau một thời gian ba mẹ con bên nhau 24/24h, chị nhận ra những bất thường của cô con gái lớn vừa học xong lớp 8.
"Kết quả tổng kết cuối năm của cháu khiến tôi bất ngờ vì mấy tháng sau Tết cháu học rất sa sút dù lúc nào cũng thấy học, ở trường rồi học thêm để chuẩn bị cho năm học cuối cấp. Khi từ tháng 5 phải học online cả học chính học thêm thì gần như cả ngày tôi không nhìn thấy con trừ các bữa ăn".
Rồi tới lúc cả việc gọi con ra ăn cơm cũng khó.
"Gọi năm lần bẩy lượt không thấy mặt, cứ chờ con tí, con làm bài nốt đã. Lúc ra ăn cũng lầm lì bố mẹ hỏi gì thì nói, không thì lại nhanh chóng lủi vào phòng học. Nếu bảo cháu ra ngoài phụ bố mẹ việc gì đó thì thường từ chối với lý do còn phải học, nếu không chối được thì rất miễn cưỡng làm cho xong".
Xem lịch học thì thấy con phải tham gia nhiều lớp thật, nghỉ hè rồi là các lớp luyện thi vào lớp 10. Nên dù sốt ruột chị Mỹ Anh cũng vẫn phải để con học.
Nhưng đến một hôm gọi mãi con vẫn không xuống ăn cơm tối, bố cô bé đích thân vào phòng thì phát hiện con đang bận chat với bạn. Trên màn hình máy tính còn một loạt cửa sổ Youtube, Tiktok, thậm chí cả bộ phim đang xem dở.
"Bố cháu nổi giận giật tung dây máy tính, ra quyết định thu lại cả điện thoại lẫn máy".
Sau đó là khoảng thời gian mà không khí trong nhà chị Mỹ Anh căng như dây đàn, khi cô con gái cả ngày không nói năng, bần thần như mất hồn.
"Hỏi không nói, gọi không thưa, con cứ lầm lũi trong nhà. Có hôm quá tức giận tôi đã đánh con, vậy mà nó không phản ứng gì. Có lần nói chuyện mà con cứ lặng thinh, tôi phát khóc nhưng con cũng chỉ thẫn thờ nhìn đi chỗ khác”.
Mất hai tháng ròng rã, chị Mỹ Anh kèm cặp để vực con dậy, dần đưa trở lại cuộc sống bình thường.
"Tôi bảo cháu cùng làm việc nhà, mẹ con nói chuyện này chuyện kia, thử món nọ món kia, ra đường tập thể dục trước thời gian bị giãn cách... Ban đầu cháu chẳng thiết tha gì đâu, nhưng rồi cũng "lại hồn".
Đến đầu năm học, anh chị ngồi lại cùng thỏa thuận với con: trả con điện thoại, máy tính để con học và có thể giải trí. Nhưng đổi lại, anh chị sẽ giám sát thời gian sử dụng máy theo thời khóa biểu, và buổi tối chỉ cho dùng tối đa đến 10h.
Sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái
Chị Mỹ Anh may mắn đã điều chỉnh lại được con sớm, nhưng vẫn còn những gia đình sắp "nổ tung" trước những biểu hiện bất thường của con cái.
Chị Hồng Hà chia sẻ với VietNamNettình cảnh gia đình mình hiện tại: "Cháu tôi học online thì ít, chơi game online thì nhiều, thậm chí mê mệt game không màng ăn uống, lại còn học theo những câu, từ chửi tục trên mạng.
Khi thấy cháu như vậy, chị tôi từ nhỏ nhẹ khuyên bảo đến mắng và tịch thu máy tính, điện thoại thì cháu chạy xuống bếp lấy dao đe doạ, chửi bới buộc chị tôi phải trả máy tính.
Gia đình tôi hết sức buồn lòng, muốn gửi cháu vào trường cai nghiện game nhưng học phí của trường cao quá, không kham nổi".
Chị Thanh Hương thì buồn bã cho biết "Tôi đã trở thành người mẹ bất lực. Con tôi giờ trở thành một người khác hoàn toàn, nó có thể cáu gắt chửi bới gọi mẹ là cô gọi bố là chú, bảo sẽ chết nếu không cho xem điện thoại. Tôi không biết làm gì nữa".
Còn anh Lê Long nói rằng "Con tôi cũng vậy, học thì ít mà chơi game suốt ngày suốt đêm. Lớp 10 rồi và là con trai nên tôi không dùng biện pháp mạnh mà nói chuyên khuyên nhủ thường xuyên, đến mức căng thẳng luôn. Vài năm trước tôi đã từng đuổi con ra ngoài, mẹ nó đi theo ở phòng trọ. Ở được 2, 3 ngày tôi theo dõi nó và cảm thấy có khi còn tệ hơn cùng với nỗi nhớ con nên tôi dẫn con lại về nhà, đành tặc lưỡi tới đâu thì tới, tương lai như thế nào thì nó tự chịu trách nhiệm. Làm cha mẹ cũng phải làm hết cách nhưng phải biết chấp nhận "thua con""...
Sau khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp chống dịch, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương ghi nhận số người đến khám sức khỏe tâm thần gia tăng, trong đó bệnh nhân ở nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm tỉ lệ cao nhất.
Theo bài viết đăng tải trên website của bệnh viện này, Bác sĩ Trần Thị Sáu cho biết đa số bệnh nhân đến khám đều có nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh và việc phải học online lâu dài.
Trong số những bệnh nhân tới khám, bệnh viện ghi nhận một trường hợp nữ sinh năm nay lên lớp 12 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu, trầm cảm khá nặng, có hành vi gây tổn thương trên cơ thể.
Gia đình cho biết trước khi bắt đầu năm học mới, nữ sinh này đã có biểu hiện lo âu, buồn chán và dùng vật sắc nhọn tự cắt vào tay. Khi đó, gia đình đã gọi điện xin ý kiến tư vấn của bác sĩ và tình trạng của nữ sinh đã được cải thiện.
Tuy nhiên, khi bắt đầu năm học mới, vì vẫn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội nên học sinh phải học online. Sau một thời gian học, nữ sinh lại xuất hiện tâm trạng tiêu cực… Em trở nên hay cáu gắt và lại có hành vi cắt tay, hành hạ cơ thể.
Khi được bác sĩ thăm khám, nữ sinh chia sẻ với bác sĩ rằng em cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi làm đau bản thân như vậy.
Phương Chi
*** Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi
Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con
Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.